70/20/10 là một mô hình được sử dụng rộng rãi trong các chương trình đào tạo và phát triển nhân lực. Được phát triển bởi Morgan McCall, Robert Eichinger and Michael Lombardo vào những năm 1996. Mô hình này được áp dụng để giúp người học phát triển các kỹ năng và năng lực của họ một cách hiệu quả nhất.
1. Mô hình 70/20/10 là gì?
Mô hình 70/20/10 là mô hình học tập và phát triển ưu việt được công bố lần đầu vào năm 1996. Đây là mô hình hiệu quả nhất, được sử dụng tại nhiều doanh nghiệp lớn trên khắp thế giới trong việc giúp nhân viên phát triển và hoàn thành tốt công việc.
Mô hình này được phát triển dựa trên cơ sở:
- 70% việc học tập đến từ kinh nghiệm, thực hành và phản ánh lại.
- 20% đến từ hoạt động làm việc với các đối tượng khác.
- 10% đến từ những giải pháp học tập được định sẵn và mang tính chính thống.
2. Nguồn gốc của mô hình 70/20/10 trong đào tạo
Mô hình 70/20/10 được cho là bắt nguồn từ sự hợp tác của Morgan McCall, Robert Eichinger và Michael Lombardo tại Trung tâm Sáng tạo Lãnh đạo vào những năm 1980. 03 Người này phát triển mô hình trên dựa vào cuộc phỏng vấn các Quản lý lâu năm về việc những kiến thức và kỹ năng của họ nhờ sự đóng góp từ nguồn nào. Kết quả dữ liệu cho thấy:
+ 70% những gì họ học được là từ công việc thực tế
+ 20% là từ người khác (chủ yếu là sếp trực tiếp)
+ 10% là từ khóa học và đọc tài liệu.
3. Tại sao mô hình 70/20/10 lại hiệu quả trong doanh nghiệp?
Để trả lời cho câu hỏi trên ta cần biết lợi ích của mô hình này là gì:
3.1. Sự gắn kết và trải nghiệm của nhân viên.
Do mô hình này ít chú trọng vào đào tạo chính thức nên chọn mô hình 70/20/10 cho phép linh hoạt, giúp nhân viên hoàn thành các kỹ năng liên quan đến công việc và đưa ra quyết định cho việc học tập và phát triển liên tục của họ. Phương pháp đào tạo tại chỗ làm cho việc học trở nên khả thi, giữ cho nhân viên năng động hơn, tận tâm hơn và gắn bó hơn trong suốt quá trình.
3.2. Thúc đẩy phát triển tài năng.
Học tập không chính quy giúp thúc đẩy sự hợp tác và những quan điểm mới nuôi dưỡng văn hóa chia sẻ kiến thức nhằm thúc đẩy sự phát triển tài năng. Chia sẻ kiến thức hiệu quả giúp cải thiện năng suất của nhóm và cá nhân. trao quyền cho nhân viên và xây dựng một lực lượng lao động gắn kết mạnh mẽ.
3.3 Cải thiện khả năng giữ chân nhân tài.
Cung cấp các chương trình đào tạo liên tục thông qua phương pháp 20/20/10 giúp nhân viên tham gia học tập, chuẩn bị cho họ thực hiện tốt công việc của mình và tập trung vào các mục tiêu nghề nghiệp của họ. Điều này dẫn đến tỷ lệ hài lòng với công việc cao hơn, tỷ lệ vắng mặt thấp hơn và giữ chân nhân viên cho tổ chức.
3.4. Năng suất và hiệu quả làm việc của nhân viên.
Mô hình 70/20/10 hầu hết được định nghĩa là một phương pháp đào tạo không chính thức hiệu quả đối với hiệu suất của nhân viên. Đôi khi, tốt hơn là hỏi một đồng nghiệp và giải quyết vấn đề ngay tại chỗ thay vì đưa ra các câu hỏi cho nhóm hỗ trợ. Hoặc học theo luồng công việc thay vì đợi một quá đào tạo. Những phương pháp này giúp nhân viên học hỏi thực tế và giải quyết các thắc mắc của họ ngay lập tức, giúp họ học hỏi nhanh hơn và nhanh chóng làm việc hiệu quả.\
3.5. Hiệu quả thực tiễn.
Mô hình 70/20/10 cung cấp cách học theo ngữ cảnh với ít lý thuyết hơn và nhiều kỹ năng thực tế hơn. Ví dụ: trong module đào tạo về tuân thủ, phần lớn bài học phải là ứng dụng, cho biết tình trạng (không) tuân thủ trông như thế nào trong môi trường làm việc hàng ngày.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình 70/20/10 và những hiệu quả của nó với doanh nghiệp. Hãy sử dụng nó để phát triển doanh nghiệp của bạn nhé.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét