Thứ Năm, 30 tháng 11, 2023

Top 5 cuốn sách hay về quản trị nhân sự bạn nên đọc (Phần 1)

Nghề quản trị nhân sự đang ngày càng phát triển rộng rãi cũng như đối mặt với những thách thức mới như chuyển đổi số, nhân viên thế hệ Z và nhiều yếu tố khác. Để đáp ứng được điều đó thì các nhà quản trị nhân sự phải trang bị đủ những kỹ năng cần thiết để phát huy tối đa năng lực nhân viên. Dưới đây, Blog nhân sự sẽ bật mí cho bạn 5 cuốn sách hay về quản trị nhân sự mà bạn nên đọc.

1. KPI - Công Cụ Quản lý Nhân Sự Hiệu Quả - Ryuichiro Nakao

Cuốn sách này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về KPI hiệu quả như thế nào? Cách vận dụng thực tế cho doanh nghiệp? Thông qua 5 chương chính của cuốn sách, tác giả muốn nhắn gửi đến các nhà quản trị nhân sự những phương pháp quản trị KPI chủ nghĩa thực tế triệt để, thay vì quan tâm đến những con số KPI và vừa vận hành kinh doanh.

Qua đó, các nhà quản trị nhân sự hiểu được:

  • Chân dung KPI là gì?
  • Cách chia sẻ KPI với cấp dưới.
  • KPI thiết lập như thế nào?
  • Chu trình PDCA nhấn mạnh hơn về tầm quan trọng KPI.

2. Kỹ Năng Quản Lý Nhân Sự Của Người Nhật - Kazuyuki inoue

Đây là cuốn sách rất bổ ích cho những ai muốn học hỏi cách quản lý nhân sự theo kiểu Nhật bản. Cuốn sách “Kỹ năng quản lý nhân sự của Người Nhật” được trình bày và lập luận chặt chẽ, phù hợp với các nội dung chính sau:

  • Các kỹ năng quản lý nhân sự: gồm các kỹ năng: tinh thần tập thể, ra quyết định theo sự đồng thuận, tin dùng khẩu hiệu, nói lời cảm ơn,...
  • Văn hóa quản lý nhân sự của người Nhật:gồm các đặc điểm: cống hiến trọn đời, phúc lợi và thăng tiến đánh giá theo thâm niên làm việc,...

Bên cạnh đó là các bài học sâu sắc từ cách quản trị nhân sự của người Nhật. Công việc vĩnh viễn hay thuyên chuyển nhân viên một cách thông minh, nhân viên được tạo điều kiện tham gia vào quá trình ra quyết định, quan tâm đến nhân viên là kỹ năng quản trị quan trọng nhất, giao tiếp cởi mở gắn kết sếp với nhân viên, ...

Từ cuốn sách này, người quản trị nhân sự có thể học được thêm các kỹ năng, văn hóa và kiến thức cần thiết về quản lý nhân sự, từ đó áp dụng phù hợp với doanh nghiệp của mình.

3. Bí Quyết Tuyển Dụng Đãi Ngộ Người Tài - Brian Tracy

Cuốn sách này sẽ giúp nhà quản trị biết cách để thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao, truyền đạt 21 kỹ năng, chia thành 3 nhóm: Tuyển dụng - Phối hợp - Giữ chân người tài.

Tuyển dụng:

  • Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định tuyển dụng.
  • Tìm hiểu nhân tài với mọi nguồn cung.
  • Tìm hiểu thành tích đã có của ứng viên.
  • Tỉnh táo khi ra quyết định.

Phối hợp:

  • Tạo sự khởi đầu mạnh mẽ.
  • Phân công công việc hiệu quả.
  • Đáp ứng nhu cầu nhân viên.
  • Chia sẻ trách nhiệm quản lý.
Giữ chân người tài:

  • Nâng tầm quan trọng của mỗi nhân viên.
  • Tạo môi trường làm việc lý tưởng.
  • Luôn quan tâm đến nhân viên.

4. Tối Đa Hóa Năng Lực Nhân Viên - William J.Rothwell

“Tối đa hóa năng lực nhân viên” của tác giả William với mong muốn giúp các nhà quản lý, quản trị nhân sự nắm được những chiến lược phát triển nhân tài một cách hiệu quả.

Qua 14 chương của cuốn sách, người đọc có thể thấy được tất cả các khía cạnh trong việc tuyển dụng, đào tạo, tư vấn phát triển và giữ chân người tài của tác giả. Ngoài ra, cuốn sách còn đưa ra những câu hỏi thú vị, giúp nhà quản trị nhân sự suy nghĩ câu trả lời cho riêng mình cũng như nhìn nhận lại bản thân.

5. Kỹ Năng Quản Lý Nhân Sự Chuyên Nghiệp - Whitney Johnson

Với mong muốn nhà lãnh đạo đồng hành cùng nhân viên đạt đến đỉnh cao trong công việc, cuốn sách sẽ giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo tuyệt vời mà bất cứ nhân viên nào cũng muốn làm việc chung.

Cuốn sách tập trung vào việc phát triển nhân viên, đặc biệt là qua việc nắm bắt tâm lý, thấu hiểu và quản lý quá trình học hỏi của họ. 7 chương sách với 6 mục đích được trình bày mang đến cho các nhà lãnh đạo, nhà quản trị nhân sự những giá trị tốt đẹp. 

Lời kết: Như vậy, Blog nhân sự đã bật mí cho bạn 5 cuốn sách các nhà quản trị nhân sự nên đọc. Mong rằng những cuốn sách này sẽ có ích cho bạn trong việc đào tạo và nâng cao trình độ quản lý của mình, để phát huy tối đa năng lực của nhân viên, củng cố tầm nhìn cho doanh nghiệp.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét