Không chỉ ứng dụng trong việc đo lường và đánh giá các yếu tố mục tiêu, Thẻ điểm cân bằng (BSC) còn sử dụng trong các công việc khác của doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!
1. Đo lường và đánh giá các yêu tố mục tiêu
Để đo lường và đánh giá các mục tiêu chính xác, bạn có thể sử dụng hệ thống ký hiệu với nhiều màu sắc khác nhua để đánh dấu các yếu tố mục tiêu.
Chẳng hạn:
+ Màu xanh lục có nghĩa là mọi thứ đang đi đúng hướng - mục tiêu đã đưa ra.
+ Màu vàng có nghĩa là mục tiêu hoặc thước đo sắp đi đúng quỹ đạo hoặc có thể tự điều chỉnh.
+ Màu đỏ có ý nghĩa là một thước đo mục tiêu cần được trợ giúp thêm hoặc một số nguồn lực bên ngoài được phân bổ để đưa mọi thứ đi đúng hướng.
2. Kiểm soát các dữ liệu cần thiết một cách chặt chẽ
Hiện nay, đa số các doanh nghiệp đang phải đối mặt với vấn đề quá tải dữ liệu. Vì vậy, bước đầu tiên là xác định rõ chiến lược và đưa nó vào một nền tảng tập trung. Nhờ thế, nhà quản trị có thể xác định được một tập hợp các thước đo cho những người liên quan và biết họ đang làm gì.
3. Đánh giá định kỳ các mục tiêu
Muốn đạt hiệu quả tốt, doanh nghiệp nên thử áp dụng BSC và KPI. Tùy theo các yếu tố mục tiêu mà doanh nghiệp có thể đặt ra các KPI khác nhau. Qua đó, người lãnh đạo có thể kiểm soát tốt công việc và điều chỉnh sao cho hợp lý.
4. Kết nối các mục tiêu
Với chiến lược và kế hoạch đã đưa ra, bạn sử dụng phương pháp Thẻ điểm cân bằng (BSC) để đo lường. Hiệu quả sẽ cao hơn nếu được gắn với mục tiêu nào đó. Vậy nên, doanh nghiệp nên giao nhiệm vụ kèm KPI cho từng nhân viên. Cuối cùng là kết nối các mục tiêu với nhau bằng mũi tên để đo lường chính xác nhất.