Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Nâng cao năng lực lãnh đạo thông qua TWI - Hr views

Nâng cao năng lực lãnh đạo thông qua TWI

Nguyên tắc làm nền tảng cho TWI là tạo ra “Tác động nhân bản”. Mục đích là phát triển một phương pháp được chuẩn hóa, rồi đào tạo những người sử dụng phương pháp, để sau đó họ đào tạo những người khác.

  “Năng suất lao động của Việt Nam thuộc hạng đáy khu vực”, đó là bài viết của tác giả Dũng Hiếu đăng trên báo Vneconomy ngày 24/08/2012. Điều đáng báo động này là có thật, và chính là kết quả của đề tài khảo sát “Thiếu hụt lao động kỹ năng ở Việt nam” do Viện Khoa học lao động và xã hội (thuộc Bộ lao động- Thương binh- Xã hội) phối hợp cùng Tập đoàn Manpower thực hiện trên 6000 doanh nghiệp của 9 lĩnh vực kinh tế ở 9 tỉnh, thành phố Việt Nam.

Liệu vấn đề thiếu hụt kỹ năng có thể được giảm thiểu và giải quyết nhờ các điều kiện sau đây không:

-   Nếu doanh nghiệp có thể nhân bản một cách nhanh chóng và chắc chắn khả năng tay nghề của những nhân viên có tay nghề cao nhất mà doanh nghiệp có?
-   Nếu như mọi doanh nghiệp đều làm như vậy để tự cung cấp đầy đủ nhân viên có kỹ năng tay nghề cho chính mình?
-   Nếu những nhân viên có tay nghề cao này có thể tự nhân bản chính mình và thêm vào nữa là biết cách cải tiến phương pháp làm việc để tăng năng suất, biết cách hướng dẫn đồng nghiệp để làm những điều này?

Để làm được những việc trên chúng ta rất cần các doangh nhân Việt Nam khởi động phong trào này.

Khả năng áp dụng TWI tại Việt Nam

  Nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có mức độ tăng trưởng cao. Những khó khăn ban đầu vì thiếu công nghệ, máy móc hiện đại đã giảm dần. Chúng ta đang đón chào các ngành công nghiệp đòi hỏi sự chính xác trong việc áp dụng các quy trình công nghệ mới. Chúng ta có thể nhận được sự chỉ dẫn trong giai đoạn đầu . Nếu việc chuyển giao không hoàn hảo thì cả công trình đầu tư phải chịu đựng rất nhiều rủi ro. Làm sao có thể nắm bắt dduocj nhanh chóng công nghệ mới? JIT cung cấp giải đáp thông qua khả năng phân tích công việc và nhận biết các điểm chính.
Sau này, khi điều kiện sản xuất hoặc có sự thay đổi trong thiết kế sản phẩm, làm thế nào để điều chính phương pháp cho phù hợp với yêu cầu thay đổi ? JMT cung cấp giải pháp thông qua khả năng phân tích phương pháp và sự quen thuộc với công nghệ sử dụng vì đã có sự hiểu biết đủ sâu rộng để cải tiến một cách có hiệu quả.
JRT, ngoài việc xây dựng nền tảng cho cấp quản lý và nhân viên, còn tạo ra một văn hóa “Dân chủ cơ sở” vì nó được đặt trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau và “đối xử với mỗi người như một cá nhân “. JRT giúp các cấp quản lý sử dụng phương pháp “giải quyết vấn đề dựa trên sự kiện của tình huống”.
TWI là công cụ đảm bảo năng suất và chất lượng tại nơi giao dịch với khách hang, trong  sưởng  sản xuất  hay tại văn phòng. Các năng khiếu chỉ dẫn , cải tiến phương pháp và xây dựng tương quan con người và giải quyết các vấn đề phải qua thực tập duwois sự kèm dẫn của Huấn luyện viên làm nghề.

  Để tạo ra phản ứng dây truyền, việc áp dụng chương trình TWI phải được tổ chức có quy củ và phổ biến trong ngành công nghiệp đòi hỏi được kiểm soát nghiêm túc
Trong một doanh nghiệp, các chương trình đào tạo chỉ được cung cấp khi có sự cam kết của lãnh đạo cấp cao và khi mục tiêu đào tạo đã được triển khai xuống các bộ phận. Khác với các chương trình đào tạo quản lý khác, mục tiêu đào tạo của TWI không được trình bày dưới dạng tiến độ và đánh giá khả năng của huấn luyện viên hay độ thích hợp của nội dung đào tạo, mà là sự thay đổi trong thành quả kinh doanh đạt được sau một thời gian nhất định, như tỉ lệ giảm thiểu khiếm khuyết , mức độ cải thiện năng suất, giảm thiểu tai nạn, ô nhiễm……..
Mặc dù bất cứ một quản lý nào cũng có thể học và sử dụng được ba năng khiếu quản lý từ TWI, nhưng không phải ai cũng được đào tạo thành huấn luyện viên của ba chương trình này. Chỉ những người đã tốt nghiệp xuất sắc về áp dụng các năng khiếu trong công việc quản lý của mình mới được  chọn lựa để được đào tạo thành Huấn luyện viên.

  Rút kinh nghiệm với việc phổ biến áp dụng bộ Tiêu chuẩn Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9000 năm 1995 ở Việt Nam và rút kinh nghiệm giới thiệu, áp dụng TWI tại Nhật Bản, một số điều kiện thiết yếu cho việc áp dụng có hiệu quả TWI tại Việt Nam có thể được nhận biết:

-   TWI là công cụ thúc đẩy phát triển nhân sự cho công tác đòi hỏi tay nghề cụ thể và đặc biệt cho từng tổ chức trong các ngành nghề khác nhau
-   Khi được coi là một chương trình cấp quốc gia rồi, cần một cơ quan quản lý cấp Bộ hoặc VỤ có thể yêu cẫu hỗ trợ kỹ thuật từ Bộ lao động Nhật MITI.
-   Các kỹ năng đọc được từ TWI sẽ không mang lại thành quả nếu không có sự cam kết và cung cấp nguồn lực của lãnh đạo doanh nghiệp.
-   Đội dự án  (Project Team) phải được thành lập để tiến hành việc soạn thảo cẩm nang đào tạo và đào tạo các chuyên gia “Phát triển chương trình” để làm việc với lãnh đạo các doanh nghiệp muốn khai thác lợi ích của TWI.

Đây chính là những mấu chốt cho sự phát triển doanh nghiệp.

Kỷ yếu ngày nhân sự Việt Nam
Nguyễn Thị Vân
Trung tâm Năng suất Việt Nam
Bùi Hồng Cẩm
Hội TWI Việt Nam

Thu hút người tài mà không làm tăng gánh nặng tài chính

Trả   lương   cho nhân viên đúng với mức họ đáng được hưởng có thể là một thử thách đối với bất kỳ một công ty nhỏ nào. Bạn nói bạn muốn làm việc với những người giỏi nhất. Nhưng làm thế nào để bạn có thể mời gọi được những người tài giỏi nhất mà vẫn không khiến cho tình hình tài chính của bạn trở nên lao đao?

Hầu hết chủ các công ty nhỏ tìm hiểu nhân viên mong đợi điều gì, thường là trong buổi phỏng vấn, Bill Coleman, Phó ban khen thưởng của Salary.Com cho biết. Đừng đợi nhân viên tương lai của bạn tự định giá cho họ. Với một vài sự điều tra và chuẩn bị, bạn sẽ biết thị trường trả như thế nào và có thể sẵn sàng trả một cách cạnh tranh mà không ảnh hưởng đến ví tiền của bạn.

1. Miêu tả chi tiết công việc

Trước khi quyết định mức lương cho một nhân viên hay một vị trí, bạn cần dành thời gian để gạch ra những trách nhiệm của công việc đó. Điều này có nghĩa viết một bảng miêu tả công việc chi tiết để bạn không bị rơi vào tình trạng đưa cho một nhân viên quản lý với mức lương của một trợ lý. “Các ông chủ nhỏ thường rơi vào tình huống rất buồn cười: Họ đang   tìm kiếm   một nhân viên nhưng ứng viên lý tưởng là ai đó có thể làm công việc này đồng thời cũng có thể làm một đống các công việc khác”, Coleman nói.

2. Tìm kiếm nguồn dữ liệu thị trường

Một khi bạn đã có một ý tưởng rõ ràng về trách nhiệm mà nhân viên phải đảm nhiệm, bạn nên nghiên cứu xem những doanh nghiệp khác đang trả cho vị trí tương tự như thế là bao nhiêu. Bạn có thể biết được số tiền chính xác thông qua nhiều nguồn tin khác nhau. Điều đặc biệt quan trọng là lần theo dấu vết của thông tin trọng tâm nhất mà bạn tìm thấy. Luôn luôn tìm kiếm những cuộc thăm dò trọng tâm. Ngoại lệ duy nhất là nếu bạn có một công nghệ độc quyền và bạn cần một nhân viên kỹ thuật trong số những người giỏi nhất thế giới. Nếu tương lai của công ty cần có một trong những người giỏi nhất trong đội ngũ của mình, bạn có thể tham khảo mức lương ở cấp quốc gia.

Sau khi đã có những con số thống kê trong tay, hãy so sánh chúng với những gì bạn đang trả cho nhân viên. Nếu bạn trả trong khoảng này, bạn đang đúng. Bạn không cần phải đưa ra một con số ở hàng đầu, đặc biệt nếu bạn không tin là bạn có thể duy trì được nó.

“Trả lương có tính cạnh tranh giống như một chiếc vé để tham gia vào trò chơi,” Fred Lange, chủ tịch HR Architect, công ty tư vấn nguồn nhân lực đặt tại San Anselmo, Calif cho hay. “Nếu bạn ở trong vòng 20% của những gì mà thị trường trả, bạn đang trả một mức lương có tính cạnh tranh. Nếu không, bạn cần xem lại cấu trúc tiền lương của mình”.

3. Tăng mức lương cơ bản

Những phương pháp khen thưởng khác như khích lệ, phần thưởng và phân chia lợi nhuận cũng có thể được sử dụng để lôi kéo và giữ chân nhân viên. Những chương trình này có thể đặc biệt quan trọng đối với các công ty nhỏ-nơi không thể trả mức lương ở hàng cao nhất. Và bạn cần có chìa khoá để sử dụng chúng một cách hiệu quả. Phần thưởng và khích lệ có thể được trả vào cùng thời điểm hàng năm, bất chấp nhân viên có xứng đáng hay không có thể biến thành sự trông chờ nhiều hơn là sự thưởng công. Theo nghĩa này, chúng trở thành một phần thưởng cơ bản nhiều hơn là tính khích lệ. “Lương cơ bản là công cụ dễ nhất, và tất cả mọi người đều hiểu điều đó nhất. Vấn đề là một khi bạn tăng lương cơ bản của một người, về cơ bản bạn có 2 ngày tác động. Ngày mà bạn trả lương cho nhân viên và ngày mà lương vào tài khoản của nhân viên”, Daniel Moynihan, một nhà tư vấn tại Compensation Resources in Upper Saddle River, N.J cho biết.

Điều này có nghĩa bạn cần chắc chắn rằng khoản thưởng thêm phải được trả đúng người xứng đáng. Giữ bảng công việc của nhân viên mà với nó bạn có thể đánh giá năng lực của họ. Hệ thống này sẽ làm cho việc tính lương trở nên rất rõ ràng đối với bạn và cả nhân viên: họ đã làm được bao nhiêu cho công ty thì được hưởng đúng như thế.

4. Đừng bỏ sót những khoản thưởng phi tài chính

Có nhiều cách khác nhau để khen thưởng một nhân viên mà không cần phải trả tiền. Những công ty nhỏ có thể trao cho nhân viên trách nhiệm cao hơn và thăng tiến nhanh hơn. Đối với một số nhân viên, sự gia tăng trách nhiệm có thể cũng giá trị như tăng lương vậy.

Trong những công ty nhỏ, việc tham gia vào những quyết định chiến lược thường đơn giản hơn vì tất cả mọi việc, trong nhiều trường hợp chỉ diễn ra trong một căn phòng. Quyết định quan trọng được đưa ra với sự tham gia của mọi người. Và điều đó là có giá trị, đặc biệt đối với người mới vào bởi đó là điều chứng minh họ được công ty coi trọng.

Một khía cạnh khác để tạo ra lợi thế là sự linh động. Không chỉ nhân viên có thể thăng chức nhanh trong một công ty nhỏ mà họ còn có thể tìm thấy sự cân bằng tốt hơn giữa công việc và cuộc sống bằng cách tạo cho họ điều kiện làm việc tốt nhất, phù hợp tối đa đối với từng nhân viên.

Bạn phải trả một mức lương xứng đáng, bạn có thể biến công ty mình thành một nơi lý tưởng để làm việc bằng cách đảm bảo rằng những cách khen thưởng là theo hướng tích cực, công bằng đối với mọi nhân viên.

Quantri.Vn

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Xây dựng đội nhóm dưới góc nhìn của quản trị nhân sự - Human Capital

Xây dựng đội nhóm dưới góc nhìn của quản trị   nhân sự

Thế giới của con người bắt đầu với chỉ một cá nhân, một vài người và rồi họ tụ họp cùng nhau thành một nhóm. Tuy nhiên, việc hoạt động theo nhóm lại thường dẫn tới sự xung đột và kết quả là nhiều nhóm đã tan rã. Thực tế cho thấy đã có những vấn đề nảy sinh trong mô hình làm việc theo nhóm thường liên quan đến (1) nhiệm vụ được giao và quá trình triển khai công việc, và (2) bản thân quy trình làm việc đội nhóm. Nếu không có sự chú ý đầy đủ đến quy trình này, hiệu quả của nhóm sẽ không được phát huy, và ngược lại, nếu có sự quản lý phù hợp, mô hình làm việc theo nhóm sẽ đạt hiệu quả gấp nhiều lần so với những gì một cá nhân riêng lẻ có thể làm được. Đây chính là lý do giải thích việc tại sao đội nhóm lại có sức hấp dẫn đến vậy, mặc dù quá trình hình thành nhóm luôn gặp nhiều khó khăn và đòi hỏi không ít thời gian.

Mô hình làm việc theo nhóm có thể thúc đẩy tinh thần hợp tác, sự phối hợp, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên, từ đó tạo ra những giải pháp mới cho mọi vấn đề khó khăn. Những kỹ năng và sự hiểu biết của cả nhóm có ích lợi lớn đối với từng cá nhân. Tuy nhiên, lợi ích lớn nhất của mô hình đội nhóm là tận dụng mọi nguồn lực chung của nhóm. Kỹ năng của mỗi cá nhân và sự tự giám sát của nhóm sẽ tạo điều kiện cho việc hoàn thành mục tiêu một cách tốt nhất. Thậm chí, với những vấn đề có thể được xử lý bởi một cá nhân, thì việc giao cho đội nhóm giải quyết vẫn có những ích lợi riêng: thứ nhất là việc tham gia của nhóm sẽ tăng khả năng quyết định và thực hiện, thứ hai là có những vấn đề mà nhóm sẽ có khả năng phân tích rõ hơn chỉ một cá nhân riêng lẻ.

Ích lợi của mô hình đội nhóm còn được thể hiện qua sự hoàn thiện bản thân của mỗi thành viên tham gia. Qua việc tham gia thảo luận về quyết định của nhóm, qua việc tham gia tìm hiểu mục đích và văn hoá nhóm, mỗi người sẽ có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến công việc. Từ góc độ cá nhân, mỗi người có thể phát huy được khả năng tiềm tàng của mình. Bởi vì nhóm có thể tạo môi trường làm việc tập thể - nơi mỗi cá nhân đều được giao trách nhiệm và có quyền hạn, nơi mà sự tin tưởng và sẻ chia được đặt lên hàng đầu - nên có thể khuyến khích mọi người làm việc nhiệt tình hơn.

Vì những lợi ích như vậy, nên việc xây dựng và phát triển nhóm là một nhiệm vụ rất quan trọng. Thông thường, quá trình phát triển của một nhóm trải qua các giai đoạn: hình thành, xung đột, bình thường hoá và cuối cùng là thực hiện.

Giai đoạn thứ nhất là khi mọi người tập hợp thành một nhóm. Trong giai đoạn này, các thành viên tỏ ra giữ ý, khiêm nhường và có phần hơi lạnh nhạt. Mâu thuẫn hiếm khi bùng phát do chủ yếu mọi hoạt động còn mang tính chất cá nhân. Mỗi cá nhân sẽ đều có ý kiến riêng và nhìn chung đều dè dặt. Dường như không ai chứng tỏ được khả năng làm lãnh đạo của nhóm.

Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn làm đau đầu các cấp lãnh đạo. Đây là thời kỳ bắt đầu hình thành bè cánh, có sự xung đột giữa các tính cách trái ngược nhau, không ai chấp nhận ý kiến của người khác mà chưa có cuộc tranh cãi gay gắt trước đó. Đặc biệt là có rất ít sự giao tiếp giữa các thành viên, vì không ai sẵn sàng nghe người khác nói cũng như không chịu mở lòng với người khác. Cuộc chiến tranh ngầm này mang tính cực đoan với những lời châm chọc, công kích có ý nghĩa sâu xa.

Giai đoạn thứ ba là bình thường hoá. Các tiểu nhóm bắt đầu nhận ra giá trị của mô hình làm việc hợp tác, do đó sự xung đột dần lắng xuống. Vì tinh thần hợp tác đã rõ ràng hơn nên mỗi thành viên cảm thấy an toàn để phát biểu ý kiến của mình và mọi vấn đề bắt đầu được thảo luận cởi mở với toàn nhóm. Đặc biệt là mọi người đã lắng nghe lẫn nhau. Phương pháp làm việc nhóm bắt đầu được thiết lập và được mọi thành viên thừa nhận.

Giai đoạn cuối cùng là thực hiện nhiệm vụ của nhóm. Đây là giai đoạn nhóm làm việc nhiệt tình, tích cực và hiệu quả nhất. Nhóm ổn định thành một hệ thống có tổ chức, nền tảng của việc trao đổi ý kiến một cách tự do và thẳng thắn. Đây cũng là giai đoạn nhóm đạt được những mục tiêu chủ yếu và là công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho tổ chức.

Những kỹ năng cần thiết của nhóm

Một nhóm cần bao gồm hai kỹ năng là kỹ năng quản lý và kỹ năng tương tác cá nhân. Để phát huy hiệu quả làm việc theo nhóm, bạn cần tập hợp được cả hai kỹ năng này. Một nhóm phải thực hiện hầu hết các nhiệm vụ như tổ chức các cuộc họp, quyết định ngân sách, lập các kế hoạch chiến lược, các mục tiêu và giám sát việc thực hiện. Sẽ là điều không tưởng khi hi vọng một cá nhân đảm nhận mọi trách nhiệm quản lý nhóm mà không có sự hỗ trợ nào từ các thành viên khác. Là một tập hợp các cá nhân khác nhau, nhóm còn cần phải học các cách ứng xử và các kỹ năng quản lý con người.

Để nhóm có thể phát triển tốt và phát huy tác dụng của nó, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau đây.

Trước hết, nhóm cần có tâm điểm. Hai tâm điểm chính là nhóm và nhiệm vụ được giao. Nếu cần quyết định một vấn đề, nhóm sẽ quyết định. Nếu có vướng mắc, nhóm sẽ giải quyết. Nếu một thành viên không đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ, nhóm sẽ yêu cầu thay thế. Khi mâu thuẫn cá nhân tăng lên, nhóm cần xem xét vấn đề từ khía cạnh ảnh hưởng của mâu thuẫn đó tới những nhiệm vụ được giao cho mỗi cá nhân. Nhưng nếu nhóm thiếu sự tổ chức và mục đích cụ thể, thì khi đó trách nhiệm lại thuộc về cấp lãnh đạo và chủ đầu tư.

Thứ hai là cần có sự minh bạch rõ ràng về mục tiêu chính của dự án. Trong bất kỳ trường hợp nào, nhóm cũng phải giải thích rõ ràng và cụ thể nhằm đảm bảo mọi người đều hiểu rõ về điều đó.

Tiếp theo, nhóm cần có những cách tác động khác nhau lên các loại người khác nhau trong nhóm. Trách nhiệm của trưởng nhóm là khuyến khích các cá nhân ít nói bộc bạch ý kiến của mình và tham gia vào các cuộc thảo luận và hoạt động của nhóm. Ngược lại, những người sôi nổi trong nhóm thường có xu thế nổi bật và chiếm ưu thế ở trong các thảo luận nhóm. Trách nhiệm của trưởng nhóm là theo dõi họ, khuyến khích họ đóng góp ý kiến, đồng thời nhắc nhở họ phải biết lắng nghe ý kiến người khác.

Mặt khác, nhóm cũng cần có sự phản hồi trong mọi hoạt động của các cá nhân. Mọi sự phê bình phải mang tính công bằng và khách quan, tập trung vào nhiệm vụ mà họ thực hiện chứ không phải cá nhân họ. Những sai phạm cần được chỉ ra rõ ràng và kịp thời. Sẽ rất có ích nếu trưởng nhóm đưa ra sự phản hồi một cách thường xuyên, đặc biệt đối với lỗi lầm, dù là nhỏ nhất. Điều này sẽ làm giảm đi những tác động tiêu cực của sự sai lầm khi mọi việc đã trở nên quá muộn. Còn với các trường hợp làm việc tốt, trưởng nhóm nên khen ngợi và đánh giá cao. Điều đó sẽ khuyến khích mọi người làm việc tốt hơn.

Một điều cũng rất cần thiết khi làm việc trong nhóm là chủ động giao tiếp với mọi người. Giao tiếp là trách nhiệm của cả người nói lẫn người nghe. Người nói phải chủ động tìm cách diễn đạt ý kiến một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất, còn người nghe thì chủ động tìm cách hiểu ý của người nói và nếu có thắc mắc thì nên hỏi lại kỹ hơn. Tóm lại, cả hai cần đảm bảo ý kiến sẽ được diễn đạt một cách đầy đủ và chính xác.

Mô hình đội nhóm mang lại nhiều ích lợi, nhưng cũng là phong cách làm việc khó khăn đối với mọi người. Đội nhóm là một mối quan hệ, vì vậy bạn cần phải gìn giữ và củng cố nó. Một khi mọi người trong nhóm có trách nhiệm với mục tiêu chung, họ sẽ tạo thành một động lực lớn cho sự phát triển. Bên cạnh đó, thời gian và nguồn lực cần được phân bổ hợp lý trong nhóm, quy trình thực hiện của nhóm cần được thiết lập, giám sát và xem xét cụ thể.

Quantri.Vn

Thiếu tử tế ở chốn văn phòng

“Giai đoạn mới tập tễnh đi làm là đáng sợ nhất, tôi gặp vô vàn chuyện thiếu tử tế từ đồng nghiệp” - N.Vi (27 tuổi, kiểm toán viên) ngậm ngùi chia sẻ.

Trẻ + có tài = dễ ra đi!



N.Vi không giấu được bức xúc: “Kinh nghiệm chưa có nhiều mà tôi luôn bị phân làm khối lượng việc nhiều và khó nhất bởi họ phán “em tốt nghiệp loại giỏi mà”. Để rồi khi có gì sai tôi luôn là người phải đứng ra lãnh hậu quả, trong cuộc họp thì tiếng nói của tôi chẳng bao giờ được lắng nghe”.

Luật sư Nguyễn Thị Thúy Hường (Hội Luật gia TP.HCM) từng chứng kiến cảnh một vị trưởng phòng có thâm niên tìm mọi cách “hạ bệ” một nhân viên trẻ, năng lực cao.

Nghe thông tin cô nhân viên trên có khả năng thay vị trí của mình, người trưởng phòng dùng quyền lực, các mối quan hệ để cô lập, vu khống nhiều điều xấu... Khiến cô nhân viên bị sốc và buộc phải nghỉ việc vì không chịu nổi áp lực.

Đem vấn đề này trò chuyện với người làm trong lĩnh vực nhân sự, ai cũng nhận định “chuyện thường ngày ở huyện!”. Và chuyện thậm chí xảy ra ở đối tượng cựu du học sinh, những người được tin tưởng rằng có đầu óc cấp tiến.

“Đó là trường hợp xảy ra ở một công ty nước ngoài. Một cô vào trước, một cô vào sau, cả hai đều từng du học và làm chung một vị trí. Cô vào trước luôn đơm đặt rằng sếp tổng (thường ở trụ sở nước ngoài) rất ghét cô nhân viên mới, điều này khiến cô nhân viên mới dù có tài nhưng luôn bị căng thẳng.

Chỉ đến khi vị sếp tổng về VN thì mọi chuyện mới vỡ lở. Mọi người sau đó bàng hoàng phát hiện cô nhân viên cũ từng làm điều tương tự và khiến một “lính mới” khác phải nghỉ việc” - tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu (giám đốc nhân sự Học viện Yola) kể.

Trẻ và có tài cũng khổ, trẻ mà có ngoại hình “ngứa mắt” cũng chẳng dễ thở hơn.

Ông Nguyễn Hữu Quang (giám đốc Công ty EXE) lắc đầu kể câu chuyện một người bạn khi đi làm bị các đồng nghiệp nữ đố kỵ, tẩy chay chỉ vì có ngoại hình nổi trội:

“Cô ấy làm việc một cách khổ sở vì không ai thèm nói chuyện, hỗ trợ. Cuối cùng cô ấy đã chuyển công tác. Có ý kiến cho rằng giới văn phòng là giới trí thức nhất trong xã hội - điều này chưa hẳn đúng. Theo tôi, trí thức là những người học rộng, biết nhiều, có cách cư xử đúng mực - đây là điều mà không phải dân văn phòng nào cũng có”.

Còn D.Lan (30 tuổi, chuyên viên ngân hàng) từng bị trầm cảm vì ngoại hình đen đúa, thấp bé và chiếc miệng hô của cô luôn là đề tài bàn tán của các đồng nghiệp nam lẫn nữ.

“Đi chơi họ thường rủ tôi vào phút chót. Khi muốn đùa cợt, nói chuyện khiếm nhã, các đồng nghiệp nam thường nhớ đến tôi. Với những sự kiện “mặt tiền” cần phụ nữ trong phòng, họ thường loại tôi ra, xem tôi lúc đó như “người vô hình”” - D.Lan nhớ lại.

Ông Hoàng Minh (51 tuổi, ngụ ở Q.3, TP.HCM) thở dài khi nói về những đồng nghiệp trẻ trong cơ quan.

“Tiếng Anh tôi chỉ biết lõm bõm vài từ. Vậy mà trong các cuộc trao đổi các bạn trẻ vô tư chêm từ tiếng Anh vào. Nhiều khi thấy họ túm tụm lại nói tiếng Anh với nhau sát cạnh, tôi cứ có cảm giác họ đang nói xấu mình vậy!”.

Thời chiến, ít người được học hành tử tế, ông ráng học cũng chỉ hết phổ thông. Nhiều đồng nghiệp trẻ “bằng mặt nhưng không bằng lòng” mỗi khi nghe ông góp ý, chỉ bảo bởi họ xầm xì với nhau: “Sống lâu lên lão làng, bằng cấp làng nhàng lấy gì để nghe?”.

Chuyện nhỏ mà không nhỏ

Theo tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu, một trong những điều thiếu tử tế thường gặp ở đối tượng nhân viên văn phòng là không tách bạch được cuộc sống cá nhân với công việc.

“Việc sử dụng mạng Internet để shopping, lướt mạng xã hội, nghe nhạc, làm việc riêng... Trong giờ làm việc là điều rất phổ biến, nhất là ở đối tượng bạn trẻ mới ra trường. Nhiều người lúc đầu chỉ lướt cho vui sau đó đâm nghiện, khi cơ quan chặn Internet thì họ lại dùng mạng 3G.

Điều này rõ ràng gây lãng phí thời gian, chi phí... Cho cơ quan lẫn chính họ. Một số bạn khác “tranh thủ” dùng điện thoại của cơ quan “nấu cháo” cho những chuyện rất riêng tư để đỡ tốn tiền điện thoại cá nhân...” - Ông nói.

Theo ông, “điểm trừ” này thường chỉ diễn ra ở công ty trong nước quản lý nhân viên theo kiểu “sáng cắp ô đi chiều cắp ô về”, còn công ty ở nước ngoài quản lý công việc theo hiệu quả lao động, nhân viên không có thời gian rỗi để làm việc riêng tư.

P.Anh (31 tuổi, trưởng phòng công nghệ thông tin một công ty ở Bình Dương) cho biết anh nhiều lần phát hiện đồng nghiệp không tắt máy vi tính lẫn máy lạnh khi ra về.

“Tôi nhắc họ rất nhiều lần nhưng mọi chuyện đâu vẫn vào đấy. Một số bạn thậm chí gõ vi tính rào rào (chủ yếu là chơi game, chat chit...) Trong khi những người khác đang nghỉ trưa. Nhắc từng chút một sợ bị mang tiếng khó tính, nhưng không nhắc lại không chịu nổi” - anh nói.

Một trong những điều thiếu tử tế khác thường gặp trong giới văn phòng là không biết gìn giữ môi trường chung.

“Phòng làm việc của chúng tôi là phòng máy lạnh, vậy mà có người vẫn thản nhiên đem những thức ăn nặng mùi vô, có người còn lén hút thuốc... Và điều này rõ ràng gây ảnh hưởng đến những người khác.

Đó là chưa kể những việc rất tủn mủn như lấy văn phòng phẩm của công ty về nhà dùng, vô tư lục hộc bàn, mượn đồ quan trọng (như USB, máy chụp hình...) Của người khác mà không xin phép...” - Phú Quang (25 tuổi, chuyên viên thiết kế) nói.

“Ở nước ngoài dĩ nhiên cũng có những chuyện thiếu tử tế trong văn phòng, nhưng tôi nghĩ không nhiều như ở VN. Có lẽ bởi họ xác định rạch ròi đến văn phòng phải có tôn ti trật tự, ranh giới sếp - lính, công - tư rất rõ, còn ở VN vẫn bị tác động bởi yếu tố tình cảm.

Dĩ nhiên cái nào cũng có mặt ưu, khuyết điểm. Và nhiệm vụ của chúng ta là phải dung hòa, chỉ ra những “điểm trừ” để cùng nhau xây dựng môi trường làm việc tốt nhất” - tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu nói.

CÔNG NHẬT | tuoitre.Vn

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng để "Chiêu mộ" nhân tài - Human Resources

Xây dựng thương hiệu nhà   tuyển dụng   để "Chiêu mộ" nhân tài

Hãy thử tưởng tượng ai đó nói với bạn “Tôi đang làm việc cho Google”. Chắc chắn, bạn sẽ thốt lên đầy ngạc nhiên xen lẫn ngưỡng mộ “Ồ, thế à?” Quả thật, ngày nay được làm việc với những công ty lớn như Google luôn là niềm tự hào của nhiều người. Yếu tố nào đã tạo nên sức hấp dẫn của các nhà   tuyển dụng   hàng đầu như thế? Câu trả lời nằm ở thương hiệu tuyển dụng   nhân sự   - nam châm thu hút nhân tài về “đầu quân”.

Thương hiệu chung và thương hiệu riêng
  Tất cả các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững đều cần có chiến lược xây dựng thương hiệu của mình. Tuy nhiên một số nhà quản trị lại chỉ chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, mà xem nhẹ thương hiệu trong tuyển dụng nhân sự. Một số doanh nghiệp khác thì chủ trương thương hiệu trong tuyển dụng nhân sự (thương hiệu riêng) nên độc lập với thương hiệu doanh nghiệp (thương hiệu chung). Đây là những quan niệm sai lầm vì thương hiệu tuyển dụng là một thành phần quan trọng của thương hiệu doanh nghiệp vì nó truyền đạt thông tin về văn hóa, mục tiêu và giá trị của doanh nghiệp để thu hút nhân tài về “đầu quân”.

Giá trị của thương hiệu trong tuyển dụng nhân sự
  Một thương hiệu mạnh trong tuyển dụng nhân sự mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.Trước hết, thương hiệu này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình tuyển dụng. Khi quảng bá rộng rãi những giá trị, mục tiêu và văn hóa của tổ chức thì bạn sẽ giảm thiểu được lượng ứng viên không phù hợp ứng tuyển vào công ty. Quan trọng hơn, nếu xây dựng được danh tiếng như một trong những nhà tuyển dụng hàng đầu, bạn sẽ dễ dàng “chiêu mộ” và giữ chân nhân tài vì người tài luôn   tìm kiếm   nơi xứng đáng để “dụng võ”.

Vậy làm thế nào để xây dựng thương hiệu trong tuyển dụng nhân sự thật hiệu quả? Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý:

Định vị nhân tài thật rõ ràng
  Bạn cần xác định được nhân tài mình muốn thu hút là ai. Hãy tìm hiểu những điều mà họ quan tâm, những mục tiêu, ước mơ và giá trị mà họ đang tìm kiếm ở một nhà tuyển dụng.

Xác định giá trị có thể mang lại cho người lao động
  Người lao động thường chỉ muốn làm việc cho những doanh nghiệp có khả năng mang lại cho họ giá trị vật chất hoặc tinh thần nào đó. Trong đó, giá trị tinh thần như niềm tự hào là quan trọng nhất. Chẳng hạn, Google truyền đạt thông điệp rằng mọi nhân viên của họ sẽ được tạo điều kiện tối đa để góp sức vào “đại nghiệp” giúp mọi người trên toàn thế giới truy xuất thông tin miễn phí. Vì vậy, bạn cần xác định những giá trị quan trọng nhất mà doanh nghiệp có thể mang lại cho người lao động. Đây chính là “chất liệu” giúp bạn tạo ra những thông điệp marketing đắt giá để thu hút nhân tài.

Hoạch định chiến lược xây dựng thương hiệu đúng đắn
  Tất cả các thương hiệu mạnh trong tuyển dụng nhân sự hiện nay đều được xây dựng trong nhiều năm. Muốn hoạch định được chiến lược đúng đắn, nhà quản trị cần có tầm nhìn xa về đường hướng phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp, kết nối được giá trị của thương hiệu tuyển dụng với thương hiệu sản phẩm và thương hiệu công ty. Chú ý là bạn cần đặt ra mục tiêu rõ ràng cho từng thời kỳ để việc hoạch định chiến lược thương hiệu thành công.

Khai thác tối đa sức mạnh của phương tiện truyền thông
  Với chiến lược xây dựng thương hiệu tuyển dụng trong tay, bạn cần chọn phương tiện truyền thông phù hợp và hiệu quả. Mỗi nhà quản trị có sự lựa chọn khác nhau, nhưng theo các chuyên gia thì bạn nên dùng trang web tuyển dụng của công ty như “vũ khí” chính. Trang web này sẽ truyền tải thông điệp đến ứng viên rằng công ty là nơi thích hợp để họ tạo dựng sự nghiệp. Bạn còn có thể dùng các công cụ hỗ trợ khác như bài viết PR trực tuyến (online) hoặc ngoại tuyến (offline) về công ty hoặc video và hình ảnh giới thiệu về những giá trị và văn hóa của công ty.

Đo lường hiệu quả của việc xây dựng thương hiệu
  Trong quá trình xây dựng thương hiệu, bạn cần thường xuyên theo dõi mức độ thành công mình đã đạt được bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, hãy thử đề cập về công ty của bạn tại một buổi tiệc, và để ý xem có bao nhiều người biết và ấn tượng chung của họ về công ty là tiêu cực hay tích cực. Một cách khác là dựa trên chất lượng hồ sơ ứng viên mà bạn nhận được khi đăng thông báo tuyển dụng. Thậm chí, bạn còn có thể đánh giá danh tiếng của công ty dựa trên số nhân viên của mình mà các đối thủ săn đón.
  Làm cách nào để tuyển dụng và giữ chân nhân tài luôn là một vấn đề khiến các nhà quản trị doanh nghiệp “đau đầu”. Tuy nhiên, nếu có được một thương hiệu mạnh trong tuyển dụng nhân sự thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Vì thế, bạn hãy dành sự đầu tư tương xứng cho việc xây dựng thương hiệu này. Rất có thể một ngày nào đó, nhân viên công ty của bạn cũng sẽ tự hào về nơi họ làm việc giống như Google hiện nay vậy!

(Nguồn Vietnamworks.Vn)

Giảm thiểu việc nghỉ việc ngay khi mới tuyển

Tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, hiện tượng công nhân mới vào 1 thời gian rất ngắn, sau đó họ thấy không phù hợp với công việc và nghỉ việc hàng loạt là điều rất thường xảy ra. Theo các thống kê, đối tượng nhân viên bốc xếp nghỉ việc trong tháng đầu tiên là 30%, thợ may là 26%, các đối tượng khác có thấp hơn nhưng điều này cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như chi phí bỏ ra.

Đối với người lao động, họ chỉ đơn giản là nghỉ, thế là hết. Nhưng đối với doanh nghiệp, đó là cả 1 gánh nặng: chi phí   tuyển dụng   , chi phí do đình trệ sản xuất, tiền đồng phục, chi phí thực hiện các hoạt động nghỉ việc cho nhân viên...

Nhằm làm giảm thiểu hiện tượng này, tôi xin đề xuất một số phương án như sau:

1. Mô tả thật rõ vị trí công việc khi   tuyển dụng   .

Khi tuyển dụng, để tuyển dụng hiệu quả ai cũng biết cần phải có phân tích công việc, mô tả công việc rõ ràng. Nhưng đó là ở phía nhà tuyển dụng. Người được tuyển dụng thường "ậm ừ" bằng mọi giá chỉ để được tuyển dụng. Họ tham gia tuyển dụng với tâm lý "vào được cái đã, rồi tính tiếp".

Để lọc bớt những nhân viên không phù hợp, ngoài việc lựa chọn người phù hợp hơn là chọn người giỏi (đối với lao động phổ thông) bạn còn phải truyền thông, giải thích thật tốt cho người lao động những khó khăn trong công việc mà người lao động sẽ đương đầu trong thời gian tới. Hãy mạnh dạn giải thích với họ những khó khăn họ sẽ gặp phải và nêu rõ quan điểm người được tuyển dụng nên xác định ngay từ đầu, tránh tuyển rồi lại nghỉ nhằm ngăn chặn việc mất thời gian cho đôi bên.

2. Tiến hành   đào tạo   xong mới tuyển dụng

Một số công ty tiến hành rất tốt việc này khi tuyển các lao động phổ thông. Trong quá trình đào tạo hàng tuần thậm chí lên đến nhiều tuần, các nhà quản trị   nhân sự   thường xây dựng chương trình đào tạo kết hợp giải thích và trình bày "người thật, việc thật" của công việc mà người lao động sẽ phải làm.

Trong quá trình đào tạo, nhân viên phải làm các bài kiểm tra để xác định có đạt được yêu cầu công việc hay không, từ đó có phương pháp tuyển chọn phù hợp.

Có một vấn đề tâm lý khá thú vị là "điều gì khó đạt được thường cho là quý", điều này cũng đúng trong tuyển dụng, nhất là tuyển dụng nhóm nhân viên thường nghỉ nhiều như nhân viên lao động phổ thông. Trải qua cả thời gian vài tuần đào tạo, kiểm tra lên kiểm tra xuống, nhân viên sau khi được tuyển dụng sẽ thấy "hãnh diện" hơn và gắn bó với công việc lâu hơn (Kết quả khảo sát của Hay 2009 tại các nhà máy vừa và nhỏ tại Châu Á).

3. Tiến hành ký quỹ nhằm đảm bảo công ty không bị gánh nặng chi phí khi nhân viên tuyển dụng.

Một số chi phí tuyển dụng như chi phí đăng báo, chi phí cho thời gian đào tạo, chi phí cho thời gian tuyển dụng là rất khó lấy lại. Nhưng trong trường hợp công ty phải cung cấp đồng phục, các loại công cụ cho người lao động, nhưng xét thấy nhóm lao động này rất hay nghỉ việc trong thời gian bắt đầu, hãy tiến hành "ký quỹ".

Việc ký quỹ được thực hiện ngay khi tiến hành ký kết hợp đồng. Lưu ý các điều khoản phải được nêu thật rõ ràng, và người lao động chỉ có thể nhận lại được số tiền này nếu sau 1 khoảng thời gian vẫn còn làm việc tại công ty.

4. Phỏng vấn và chọn lựa nhiều hơn số thực cần

Việc này là biện pháp nhằm giảm thiểu chi phí tuyển dụng. Trong trường hợp chúng ta tuyển 100 nhân viên lao động phổ thông, hãy cho đào tạo 120 lao động phổ thông (trong trường hợp dự báo 20% sẽ nghỉ trong thời gian đầu).
Quá trình chọn lọc và đào tạo vẫn sẽ tiến hành như bình thường, và khi đó, những người trúng tuyển sẽ vẫn là 100, nhưng lúc này, chúng ta có 20 nhân viên "dự phòng". Chỉ cần ai đó nghỉ việc, là chúng ta đã có nhân sự bổ sung ngay mà không cần tuyển dụng trở lại.

Với 4 giải pháp trên, có thể không triệt để giải quyết tình trạng này, nhưng phần nào cũng giảm thiểu những rủi ro người lao động nghỉ việc và giảm một chút gánh nặng về chi phí khi người lao động nghỉ việc.

Dũng Nguyễn - Quantrinhansu.Com.Vn

Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

7 thói quen của lãnh đạo xuất chúng

7 thói quen của lãnh đạo xuất chúng

Bất kể là nam giới hay phụ nữ, người lãnh đạo cần phải truyền được cảm hứng cho nhân viên không ngừng nỗ lực vượt qua giới hạn của bản thân để hoàn thiện công việc một cách tốt nhất. (Dân trí)



Theo Peter Economy, chuyên gia nghiên cứu về khoa học quản trị, công việc lãnh đạo không chỉ cần nghệ thuật khéo léo trong xử lý các mối quan hệ mà còn mang tính khoa học. Luyện tập được 7 thói quen của những nhà lãnh đạo xuất chúng dưới đây, bạn sẽ gia tăng được sức mạnh lãnh đạo của mình.

1. Không ngừng thúc đẩy bản thân

Một phần yêu cầu đối với những nhà lãnh đạo xuất chúng chính là không ngừng nỗ lực từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc.

Bạn cần nắm được từ cách thức làm việc hòa hợp với những đối tác, nhân viên liên quan, đến cách thức xây dựng chiến lược phát triển phù hợp cho tổ chức từng giai đoạn, và nhất là làm thế nào để dẫn dắt tập để đi theo tầm nhìn đó.

Không ngừng học hỏi và luyện tập, bạn sẽ tạo ra được hình mẫu lãnh đạo tốt nhất phù hợp với vị trí.

2. Vững chãi trước áp lực

Khi công việc gặp khó khăn, hãy trở thành điểm tựa trấn an và tạo cảm hứng để các thành viên trong công ty tiếp tục công việc. Là một người lãnh đạo giỏi có nghĩa là ngưng hứa hẹn về những điều sẽ làm, xắn tay áo lên và làm thực sự, nhất là trong tình huống một sự phản hồi bằng hành động là cần thiết để đưa mọi xáo trộn trở về lại với trật tự cũ.

Bạn cần học cách chấp nhận mọi tình huống có thể xảy ra, hành động quyết đoán và tìm cách để trấn an nhân viên của bạn. Hãy giúp họ vượt qua những nỗi sợ hãi, lo lắng trước những thách thức lẫn biến động.

Hãy bình tĩnh dẫn dắt tổ chức của bạn vượt qua những cột mốc khủng hoảng bằng tầm nhìn, sự tự tin lẫn trái tim của bạn.

3. Chính trực

Phần đông các nhân viên đều mong muốn người lãnh đạo của mình sẽ chân thành, công tâm, đứng đắn và thẳng thắn. Người lãnh đạo sẽ tạo đủ điều kiện để mọi nhân viên đều có cơ hội thăng tiến và phát triển năng lực bản thân, miễn họ nỗ lực cống hiến cho công ty những giá trị xứng đáng tương ứng.

Khi bạn cư xử bằng sự chính trực, bạn sẽ nhận lại được sự trung thành của nhân viên đối với cá nhân và công ty của bạn.

4. Truyền cảm hứng làm việc nhóm

Để truyền cảm hứng trong công việc cho nhân viên, bạn không nên chỉ dừng lại ở những bài diễn thuyết xây dựng niềm tin vào mục tiêu chung mà cần tạo ra môi trường làm việc hài hòa.

Thực tế cho thấy, hầu hết mọi người chỉ làm tốt nhất công việc của mình khi họ nhận được sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, người quản lý. Sự hỗ trợ này bao gồm cả vật chất để thực hiện công việc lẫn các ý kiến phản biện, sự động viên, ghi nhận và chia sẻ khó khăn từ những cộng sự gần gũi với họ.

Làm được điều này, bạn sẽ gia tăng được tính tự chủ lẫn sự gắn kết của nhân viên với công việc.

5. Giữ vững niềm tin vào bản thân và cộng sự

Bất kể những khó khăn đang chờ phía trước, người lãnh đạo cần giữ vững niềm tin vào tầm nhìn đối với tổ chức. Và khi con thuyền bạn đang lèo lái gặp sóng to gió lớn, đừng để những lời nói đối lập hủy diệt đi niềm tin và quyết định hành động của bạn.

Hãy nhìn nhận những thất bại như những trải nghiệm cung cấp thêm thông tin để bạn tìm ra con đường tốt hơn để đạt được mục tiêu chung. Những nhà lãnh đạo bản lĩnh thường dùng chính những kinh nghiệm có được từ thất bại để cải tiến hiệu suất trong công việc, thay vì đau khổ và từ bỏ.

6. Thường xuyên giao tiếp

Giao điểm chung của những người lãnh đạo xuất chúng là thói quen giao tiếp thường xuyên, thẳng thắn với các cộng sự trong cùng tổ chức. Họ luôn mở rộng các kênh để giao tiếp với nhân viên, cộng sự để thông báo về quyết định mới, phản hồi trong quá trình làm việc và cả gia tăng sự gắn kết với các nhân viên thông qua những lần trò chuyện truyền cảm hứng...

Và khi bạn nghe thấy các nhân viên chia sẻ với nhau về những điều bạn đã thông báo, động viên nhau bằng những ý tưởng truyền cảm hứng của bạn thì đó chính là dấu hiệu cho thấy bạn đã tạo được dấu ấn tích cực cho tổ chức.

7. Nhìn vào tổng thể

Trong một tổ chức, nhà lãnh đạo chịu trách nhiệm đối phó với các cuộc khủng hoảng, các vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh. Song, điều quan trọng chính là các người lãnh đạo phải luôn luôn giữ được thế cân bằng trong khi theo dõi bức tranh hoạt động tổng thể.

Một mặt, bạn cần theo dõi để xử lý những vấn đề phát sinh, mặt khác bạn cần quan sát để phát hiện kịp thời các cơ hội để mở rộng công việc kinh doanh.

Nếu bạn quá tập trung vào một khía cạnh nào đó trong bức tranh tổng thể, khả năng cao là bạn sẽ đưa ra những quyết định sai lầm, có thể gây hại cho sự phát triển của tổ chức.

Theo Lâm Nghi/Báo Doanh Nhân Sài Gòn

Văn hóa của tổ chức là gì?

Văn hóa của tổ chức được xem là một nhận thức chỉ tồn tại trong một tổ chức chứ không phải trong một cá nhân. Vì vậy, các cá nhân có những nền tảng văn hóa, lối sống, nhận thức khác nhau, ở những vị trí làm việc khác nhau trong một tổ chức, có khuynh hướng hiển thị văn hóa tổ chức đó theo cùng một cách hoặc ít nhất có một mẫu số chung.

Văn hóa của tổ chức có liên quan đến cách nhận thức và lối hành xử của các thành viên đối với bên trong và bên ngoài tổ chức đó.
Đồng thời, văn hóa của tổ chức chính là sự hiện diện sinh động và cụ thể nhất của tổ chức đó mà mọi người có thể dễ dàng nhận ra. Hình ảnh đó có thể do nhiều yếu tố cấu thành nên. Vì thế, chỉ cần một yếu tố có sự thay đổi, thì về lý thuyết, hình ảnh về tổ chức đó sẽ bị khác đi. Do đó, trên phương diện lý thuyết, sẽ không có tổ chức này có văn hóa giống tổ chức kia, dù họ có thể giống nhau nhiều điểm.

Phạm vi văn hóa của tổ chức: Văn hóa của tổ chức bao gồm các nhận thức và phép ứng xử cả ở bên trong và bên ngoài tổ chức đó.

Các đặc tính căn bản về văn hóa của một tổ chức:

- Sự tự quản của các cá nhân trong tổ chức(trách nhiệm, tính độc lập, ứng xử, phong cách làm việc...).
- Các cơ chế của tổ chức đó (các qui tắc, quy chế, điều lệ… riêng)
- Sự hỗ trợ của các nhà quản lý với nhân viên.
- Tinh thần đoàn kết và thể hiện tinh thần đồng đội trong tổ chức.
- Sự xem xét, khen thưởng, cách khen thưởng và những căn cứ, cơ sở của nó.
- Xung đột, sức chịu đựng và cách giải quyết những xung đột.
- Các rủi ro có thể có và sự chịu đựng những rủi ro có thể có.

Văn hóa và   nhân sự   của tổ chức

Văn hóa của tổ chức phụ thuộc vào mỗi nhân viên nên công tác nhân sự đặc biệt quan trọng, có liên quan trực tiếp và mạnh mẽ nhất trở lại văn hóa của tổ chức.

Có thể thấy các tác động đó ngay khi điều động một nhân viên bất kỳ. Khi điều động nhân viên từ bộ phận này qua bộ phận khác, cán bộ nhân sự cũng cần xem xét tính thích hợp với nền văn hóa chung của cộng đồng và tác động khi có nhân viên mới đó hay không. Ngược lại, cũng cần xem xét văn hóa của cộng đồng mới có thích hợp với người mới đến hay không.

Tương tự, khi   tuyển dụng   nhân viên hay cán bộ quản lý mới, người ta cũng cần tính đến sự phù hợp lẫn nhau giữa nhân viên mới đến và nhóm cộng đồng mới của người đó.

Trong việc tuyển nhân viên từ ngoài vào tổ chức, người ta không chỉ cần tìm người làm việc giỏi mà còn phải cân nhắc việc tuyển mộ những nhân viên đó có phù hợp với văn hóa hiện tại của tổ chức không. Các nhân viên mới sẽ bị ảnh hưởng bởi văn hóa hiện có của tổ chức đó, nên nếu không phù hợp, nhân viên đó sẽ rời bỏ tổ chức sớm. Thường thì chiều tác động chủ yếu của văn hóa của tổ chức là từ tổ chức đến cá nhân và chỉ một số ít trường hợp (thường là cán bộ lãnh đạo)mới có ảnh hưởng ngược lại với văn hóa của tổ chức đó.

Các trường hợp xây dựng thành công văn hóa của tổ chức

Tập đoàn FPT được xem như một trong những tổ chức đã xây dựng thành công văn hóa của tổ chức trong nội bộ công ty.
Với nhiều tổ chức khác, văn hóa của tổ chức mới dừng lại ở việc đưa ra các quy tắc ứng xử.

Nhiều tập đoàn quốc tế có nền văn hóa mạnh và đặc sắc đã du nhập văn hóa đó vào Việt Nam trong quá trình kinh doanh.

Theo Wikipedia

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Xây dựng đội ngũ làm việc trung thành dễ mà khó - Hr Blog

Xây dựng đội ngũ làm việc trung thành dễ mà khó

(HR) Rất nhiều giám đốc và người quản lý gặp phải khó khăn và cho rằng nhân viên của mình thiếu trung thành. Và khi được hỏi, một số người sẽ có những khái niệm rất khác nhau về thế nào được gọi là trung thành hoặc không trung thành.

Đối với một số người, nếu bị một nhân viên hỏi về việc mình đang làm gì thì sẽ cho rằng câu hỏi đó là bằng chứng rõ ràng cho thấy sự thiếu trung thành. Đối với một số người khác, nếu bị nhân viên nói ra sự thật không mấy tốt đẹp về mình cũng coi đây là bằng chứng không trung thành. Ở một số trường hợp, nếu người quản lý yêu cầu nhân viên nói dối, thì những người không sẵn sàng nói dối sẽ không được coi là một người làm việc nhóm hiệu quả. Một số người quản lý thì sử dụng cách đe dọa để làm cho đội ngũ trung thành hơn. Một số trường hợp khác thì lo lắng nhân viên không trung thành mặc dù đã được nâng   lương   và thăng chức. Một số người quản lý thì cho rằng nhân viên của họ hợp tác với các cá nhân hoặc phòng ban khác trong công ty cho thấy sự thiếu trung thành với cấp trên của mình.

Rõ ràng, yêu cầu nhân viên chứng tỏ lòng trung thành bằng các hành động không thích hợp sẽ không gây dựng nên lòng trung thành. Thay vào đó, nó thường làm xói mòn mối quan hệ giữa cấp trên và nhân viên.

Xây dựng lòng trung thành

Người lãnh đạo là những người được định nghĩa là “những người có người sẵn sàng đi theo.&Rdquo; Khi đó rõ ràng những   nhân sự  click here   chiến lược trên chỉ có thể tạo thành một móng nhà xây trên cát. Khi áp lực bên ngoài tăng lên, người quản lý sẽ thấy móng nhà bị sụp và cuốn trôi ra biển.

Nếu những chiến lược này không hiệu quả, thì điều gì sẽ phát huy tác dụng trong việc phát triển lòng trung thành của nhân viên với lãnh đạo? Nói cho cùng, lòng trung thành thực sự từ một nhân viên chỉ đến khi người quản lý gây dựng được một mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau tuyệt đối.

Thông thường, những lãnh đạo tuyệt vời thường theo sát 6 chiến lược sau để xây dựng đội ngũ trung thành.

1. Làm rõ giá trị. Với cương vị là một người quản lý, bạn đánh giá cao điều gì? Bạn có đánh giá cao sự trung thực không? Hay bạn thích những nhân viên không mấy thật thà để nói tốt về bạn trước con mắt người khác? Khi một người quản lý đánh giá sự trung thành cao hơn sự trung thực, rõ ràng người quản lý đó đang hoạt động trên một hệ thống giá trị trong đó bản thân là trung tâm. Hệ thống giá trị này được lái theo hướng thành công của cá nhân chứ không phải là hướng về điều tốt đẹp nhất cho nhân viên hoặc tổ chức.

2. Tin tưởng cấp dưới. Sẽ có một số dấu hiệu cho thấy cấp trên không mấy tin tưởng vào cấp dưới. Ví dụ, không đưa ra các trách nhiệm cụ thể và giữ kín những thông tin quan trọng không cho nhân viên biết là 2 dấu hiệu cho thấy thiếu niềm tin vào nhân viên. Khi điều này xảy ra, nhân viên cảm thấy rằng họ không có ý nghĩa gì với thành công của công việc. Họ cảm thấy không tin vào lãnh đạo của mình. Không có niềm tin, thì sẽ không có sự trung thành nào cả.

3. Khuyến khích mọi người hỏi và thử thách bạn. Khi nhân viên quan tâm và hỏi quản lý những câu hỏi khó, đó là cơ hội để người quản lý có những câu đáp án trung thực. Hỏi nhân viên các câu hỏi. Hỏi họ xem họ hiểu bao nhiêu về những chủ đề được thảo luận. Ví dụ, một người quản lý có thể hỏi, “Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thay đổi? Và, điều gì xảy ra nếu chúng ta không thay đổi?” Những người quản lý không thích bị thử thách là những người không tin tưởng lắm vào năng lực của bản thân. Những người quản lý thích các thử thách từ nhân viên nhận ra rằng quá trình giải quyết các câu hỏi khó tạo ra cơ hội nhiều hơn để phát triển lòng trung thành của người hỏi so với những người không bao giờ hỏi câu nào.

4. Quan tâm đến nhân viên trước hết với vai trò của một cá nhân, sau đó mới là một nhân viên. Những nhà lãnh đạo giỏi thường biết điều gì cần quan tâm đối với nhân viên với vai trò là “con người.&Rdquo; Một người quản lý có thể cho nhân viên nghỉ việc vì anh ta bị ốm vào ngày dự án cận kề hạn chót hoàn thành. Điều này khiến công việc nặng nề hơn với những người còn lại. Nhưng vị quản lý sẽ nói rằng “Điều quan trọng nhất là sức khỏe của các bạn. Chúng ta sẽ tìm ra được cách hoàn thành mọi việc còn lại.&Rdquo; Câu nói này chỉ rõ một thông điệp rằng con người là quan trọng nhất, quan trọng hơn khối lượng công việc đang chất đống ngoài kia bởi vì không có con người thì công việc cũng chả để làm gì.

5. Đánh giá giá trị của nhân viên là một “món quà” chứ không phải một “hàng hóa.&Rdquo; Khi một nhân viên biết anh ta thực sự được đánh giá như thế nào, và rằng bạn tin anh ta sẽ làm được một sự khác biệt, bạn sẽ thấy một sợi dây trung thành ràng buộc mạnh hơn. Ngược lại, nếu nhân viên cảm thấy rằng bạn chỉ cần một chỗ để lấp đầy một vị trí công việc, và việc ai làm công việc ấy không quan trọng, họ sẽ cảm thấy rằng họ giống như một hàng hóa. Những người lãnh đạo đánh giá cao mỗi nhân viên và nhận ra rằng mỗi người đang đóng góp một “món quà” độc nhất vào thành công sẽ tạo ra một sợi dây ràng buộc trung thành lớn hơn.

6. Trung thực. Trung thực từ phía lãnh đạo tạo nên sự tin tưởng lẫn nhau giữa lãnh đạo và nhân viên, đặc biệt khi lãnh đạo gặp phải những tình huống khó xử. Ví dụ, nếu người quản lý nói với đội ngũ của mình rằng công ty sắp phải có kế hoạch sa thải do công việc kinh doanh giảm sút. Lấy được can đảm để nói ra thông tin “đau lòng” này cho thấy một thái độ ân cần từ phía quản lý. Điều này cho thấy, quản lý phải rất quan tâm mới cho đội ngũ biết những thông tin từ phía công ty.&Rdquo; Mặc dù trung thực đôi khi cũng phải trả giá, nhưng điều đó sẽ giúp xây dựng một đội ngũ trung thành.

Lưu trữ tại Quantri.Vn

Làm gì sau khi đã   tuyển dụng   ?

Sau khi đã bỏ ra khá nhiều thời gian và công sức cho đợt   tuyển dụng   , cuối cùng bạn đã có trong tay những nhân viên mới đầy tiềm năng – và bạn hy vọng rằng đây sẽ là nguồn nhân lực quý giá đảm bảo sự thành công trong tương lai. Tuy nhiên, một khâu quan trọng mà bạn không nên xem nhẹ là công tác “hậu tuyển dụng”. Những công ty biết quan tâm đến giai đoạn nhạy cảm này sẽ giảm thiểu tỷ lệ bỏ việc ở nhân viên mới đến 10 % trong hai năm đầu. Điều này đồng nghĩa với việc công ty sẽ tiết kiệm được đáng kể các chi phí dành cho việc tuyển dụng.

Chương trình “hậu tuyển dụng” cần được tập trung vào hai phần việc chính sau đây:

Tạo ấn tượng cho ngày đầu tiên.

Mỗi người đều có thói quen lưu giữ trong ký ức họ kỷ niệm về “ngày đầu tiên” của bất kỳ sự kiện nào trong cuộc đời. Vậy tạo sao các nhà quản lý, các chuyên viên tuyển dụng lại không tạo cho nhân viên mình một “ngày đầu tiên” thật ấn tượng để họ cảm thấy công ty mới của mình có những nhà lãnh đạo thật tâm lý. Ngay trong khoảng thời gian nhân viên mới còn đang hồi hộp chờ đợi cái “ngày đầu tiên” khi họ đặt chân vào công ty, bạn hãy tạo nên những bất ngờ thú vị cho họ, chẳng hạn gửi tặng một hộp bánh được gói đẹp mắt, một lẵng hoa xinh xắn, và không quên kèm theo thông điệp chúc sức khoẻ, thành công đến cá nhân và toàn thể gia đình của nhân viên mới. Hãy chuẩn bị chu đáo cho “ngày đầu tiên” của các nhân viên mới. Bạn hãy tưởng tượng xem, các nhân viên của bạn sẽ hạnh phúc thế nào khi họ bước vào văn phòng và trước mắt họ là tấm băng-rôn với khẩu hiệu chào mừng người mới đến, lại còn được những người đến trước vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt, trong khi CEO xuất hiện và lần lượt bắt tay, động viên từng người. Họ sẽ còn trầm trồ hơn nữa khi được công ty chuẩn bị sẵn sàng không gian và đồ dùng làm việc cho riêng họ, với những chiếc máy tính mới, điện thoại bàn làm http://blognhansu.Net việc, thẻ nhân viên… Hẳn đó sẽ là khoảnh khắc khó phai trong suốt cuộc đời. Nhân viên sẽ cảm thấy họ thật sự may mắn khi vào làm việc trong công ty bạn.

Chương trình định hướng nghề nghiệp trong 30 ngày.

Trong khoảng thời gian 30 ngày làm việc đầu tiên tại công ty, bạn hãy tạo điều kiện để nhân viên mới làm quen với công ty, lịch sử hình thành cũng như môi trường làm việc. Đây cũng là khoảng thời gian lý tưởng để tổ chức các khóa   đào tạo   và huấn luyện ngắn để bổ sung các kỹ năng, kiến thức hữu ích cho nhân viên mới, đồng thời nâng cao nhận thức của họ về vai trò, quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của nhân viên trong công ty. Hãy dành hẳn một ngày trong tuần cho chương trình định hướng này. Chương trình sẽ hiệu quả hơn, nếu các nhân viên mới được gặp mặt trực tiếp và đối thoại với các nhà quản lý cấp cao, đội ngũ chuyên viên chủ chốt trong các ban ngành công ty về những vấn đề họ quan tâm. Hãy truyền nhiệt huyết và sinh lực của công ty đến các nhân viên mới. Cụ thể, nội dung của chương trình sẽ xoay quanh các vấn đề sau:

- Phổ biến về lịch sử, bề dày hoạt động và cơ cấu công ty: Hãy cung cấp toàn cảnh lịch sử hình thành và phát triển của công ty một cách sinh động, kèm theo đó là những hình ảnh, số liệu thể hiện thành tích của công ty. Tuy nhiên, bạn sẽ thuyết phục nhân viên mới nhiều hơn, nếu biết đề cập cả những thất bại, sai lầm mà công ty đã mắc phải trong quá khứ. Biết cách khơi dậy lòng tự hào, nhưng cũng phải khoác lên họ gánh nặng trách nhiệm mới nặng nề hơn. Bên cạnh đó, nhân viên của bạn phải nắm được thông tin và chức năng của bộ máy công ty, nghĩa là họ biết sẽ phải đến đâu và gặp ai khi có việc cần trao đổi.

- Cung cấp thông tin về sản phẩm và dịch vụ của công ty: Nhân viên mới dù làm việc ở bộ phận nào cũng phải biết được thông tin về các sản phẩm và dịch vụ của công ty mình, bởi nó thể hiện rõ nhất kết quả làm việc của họ. Nên giới thiệu sản phẩm và dịch vụ chủ lực, có tính cạnh tranh cao của công ty, nhưng cũng đừng quên các mặt hàng đầy tiềm năng tuy hiện tại vẫn còn yếu kém trên thị trường. Và sau đó bạn hãy “tặng” các nhân viên mới câu hỏi: “Có phát triển được những mặt hàng yếu kém này không?”.

- Giới thiệu về thông tin chính sách, tư liệu nội bộ cũng như cơ sở vật chất và thiết bị trợ giúp: Đừng để nhân viên của bạn phải thắc mắc: “Thiết bị kia dùng để làm gì?”, bởi máy móc được mua sắm và đầu tư là để giúp cho công việc của nhân viên được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Việc chúng không được sử dụng, hoặc sử dụng sai mục đích, sẽ gây lãng phí lớn. Do đó, bạn hãy giúp nhân viên mới nắm vững cách sử dụng các phần mềm máy tính, thiết bị văn phòng, cách khai thác các nguồn thông tin tư liệu hữu ích trong thư viện của công ty.

- Thông báo về nội dung phát triển nghề nghiệp, chính sách khen thưởng và cơ hội thăng tiến: Hãy cung cấp cho nhân viên mới thông tin về các khoá nâng cao nghề nghiệp mà công ty bạn có kế hoạch tổ chức và liên kết thực hiện, kèm theo nội dung chi tiết: học gì, học vào lúc nào và lợi ích ra sao? Thay vì ép buộc nhân viên mới tham gia các đợt tập huấn nhàm chán, cung cấp những kiến thức cũ kỹ mà họ đã biết như một số công ty vẫn làm, các nhân viên của bạn sẽ tự nhận ra phần thiếu hụt trong kiến thức của mình và lên kế hoạch học tập phù hợp. Bên cạnh đó, nên tuyên bố rõ ràng để nhân viên mới biết về cơ chế đãi ngộ, khen thưởng cũng như hình thức kỷ luật thích đáng. Bên cạnh đó, hãy mở ra triển vọng nghề nghệp cho nhân viên mới của bạn, với các thông báo về nhu cầu cho vị trí chủ chốt, nhóm trưởng trong tương lai gần (khoảng 6 tháng trở xuống), và những cơ hội thăng tiến khác.

Như vậy, chỉ trong 30 ngày đầu tiên, các nhân viên mới đã có thể thật sự hòa nhập vào môi trường làm việc năng động của công ty bạn. Hiệu quả của chương trình “hậu tuyển dụng” kéo dài 30 ngày này sẽ củng cố thêm quyết định gắn bó của nhân viên mới với công ty cho cả khoảng thời gian 300 ngày, thậm chí 3000 ngày... Vì vậy, bạn đừng tiếc thời gian và ngân sách của công ty, đồng thời huy động nhà quản lý và các nhân viên cũ cùng tham gia xây dựng một chương trình “hậu tuyển dụng” bổ ích và thú vị dành cho nhân viên mới!

Quantri.Vn

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Mô hình quản trị hiện đại - HRM

Mô hình quản trị hiện đại

Các nhà nghiên cứu cho rằng hiệu quả cá nhân của một nhân viên bị ảnh hưởng bởi 4 yếu tố độc lập sau đây:

1. Vai trò: Nhận thức của nhân viên về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình

2. Năng lực: Khả năng của họ thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm đó

3. Động cơ: Sự hăng hái của nhân viên trong việc áp dụng khả năng cá nhân để thực hiện các trách nhiệm của mình.

4. Điều kiện làm việc: Các điều kiện trong đó nhân viên thực hiện công việc.

Các ví dụ về điều kiện làm việc:

- Các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc

- Phong cách quản lý

- Mối quan hệ với đồng nghiệp

- Môi trường làm việc và sự an toàn lao động

Bốn yếu tố độc lập trên có thể chia làm ba thành phần rõ rệt mà các nhà quản trị phải tham gia:

1. Vai trò – liên quan đến công việc; bao gồm những vấn đề như: phân tích công việc, thiết kế/thiết kế lại công việc.

2. Khả năng và động cơ – liên quan đến con người; bao gồm những vấn đề như: lập kế hoạch nhân lực, tuyển người,   đào tạo   và phát triển, thù lao, đánh giá nhân viên.

3. Điều kiện làm việc – liên quan đến công tác tổ chức như: môi trường làm việc an toàn bầu không khí tập thể, các mối quan hệ lao động, tổ chức lao động khoa học.

4. Sự gắn bó trung thành của người lao động luôn là mối quan tâm của các nhà quản lý. Sự gắn bó trunh thành với tổ chức thể hiện phần nào mức độ hài lòng với công việc và cuộc sống sẽ là yếu tố quan trọng tạo động cơ thúc đẩy nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Kinh nghiệm ở những công ty tốt nhất

-  Đội được sử dụng để thực hiện công việc.

-  Người lao động tham gia vào quá trình tuyển lựa nhân viên.

-  Người lao động nhận được những phản hồi chính thức về đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và được tham gia tích cực vào quá trình hoàn thiện việc thực hiện.

-  Đào tạo liên tục được chú trọng và tưởng thưởng.

-  Thu nhập của người lao động gắn với kết quả hoạt động tài chính của Công ty.

-  Máy móc thiết bị và quá trình làm việc được cấu trúc để khuyến khích tối đa sự linh hoạt, năng động và sự tương tác giữa những người lao động.

-  Người lao động tham gia vào hoạch định những thay đổi thiết bị, bố trí mặt bằng và các phương pháp làm việc.

-  Thiết kế công việc cho phép người lao động sử dụng nhiều kỹ năng.

-  Người lao động hiểu công việc của họ đóng góp như thế nào vào sản phẩm và dịch vụ cuối cùng.

P5media.Vn

Thần thiêng bộ hạ trong quản trị nhân sự

" Thực sự làm Lãnh đạo khó hay không thì tùy thuộc vào từng con người. Tuy nhiên, tôi cho rằng, với cái tâm sáng cộng với sự say mê, sáng tạo, ham học hỏi và tinh thần vì tổ chức, vì mọi người thì việc cũng không khó thực hiện. Nếu nắm rõ tinh thần "thần thiêng tại bộ hạ" thì sẽ có được thành công".

Câu nói Thần thiêng tại bộ hạ được rất nhiều người nhắc đến trong khi nói về quản trị nói chung và Quản trị nhân sự nói riêng. Đại ý của câu này là nói rằng bề trên có giỏi thì cũng phải nhờ bên dưới. Hay nói rõ hơn, khi cấp trên được tiếng là giỏi, là xuất sắc thì một phần quan trọng là do nhân viên, do cấp dưới tốt, xuất sắc, hoàn thành tốt công việc của mình.

Thần thiêng nhờ bộ hạ là gì?

Trước hết điều này nói lên rằng: người lãnh đạo không phải là người làm tất cả, người thực thi tất cả. Người lãnh đạo sẽ là người tổ chức công việc và Lãnh đạo thực hiện các công việc. Người trực tiếp thực thi nhiệm vụ sẽ là cấp dưới, là nhân viên.

Điều thứ hai, chính vì thần có thiêng hay không là nhờ bộ hạ nên người Lãnh đạo phải biết huy động trí tuệ, sức lực của cán bộ, nhân viên dưới quyền để hoàn thành kế hoạch công việc của đơn vị.Để làm được điều đó, đòi hỏi người Lãnh đạo phải biết sử dụng thành thạo và hợp lý công tác nhân sự trong quản trị : từ tuyển dụng đến sử dụng, đánh giá, đãi ngộ nhân sự đến chế độ chính sách. Bên cạnh đó là sự quan tâm, chia sẻ của Lãnh đạo đến người lao động.

Biết " nhờ bộ hạ" la phải biết sử dụng nhân sự một cách hiệu quả, trọng dụng nhân tài. Vai trò của Lãnh đạo là định hướng chiến lược cho tổ chức, là dẫn dắt chỉ đạo để đi đến thành công, thịnh vượng cho tập thể và từng cá nhân.

Thấm nhuần tư tưởng Thần thiêng tại bộ hạ sẽ giúp cho tư duy của người Lãnh đạo mở rộng mở hơn. Người Lãnh đạo tốt dù không biết hết các lĩnh vực nhưng có cách Lãnh đạo để cho mọi người phát huy tính sáng tạo, "vắt óc" đề ra sáng kiến cống hiến cho Lãnh đạo, cho đơn vị. Người Lãnh đạo biết sử dụng chất xám của mọi người định hướng và điều hòa , cân nhắc giữa các ý kiến của các phòng ban với nhau, chắt lọc tinh túy của mỗi chuyên gia trong các lĩnh vực để có được cái nhìn tổng thể đi đôi với chiến lược của mình nhằm đè ra được quyết sách cho đơn vị mình. Làm được như vậy, Lãnh đạo sẽ thành công.

Để có được tư duy Thần thiêng tại bộ hạ, Lãnh đạo phải tạo được môi trường tốt để mọi người phát huy năng lực. Xây dựng được môi trường tốt trước hết phải xây dựng được văn hóa tổ chức tốt từ cấp trên xuống cấp dưới. Theo đó, Lãnh đạo cần tạo chia sẻ cơ hội và thông tin, sẵn sàng nâng đỡ và đào tạo, thể hiện sự quan tâm, động viên chia sẻ và lắng nghe. Bên cạnh đó, người Lãnh đạo cũng cần phải có tinh thần dám nghĩ, dám làm và dám chịu và sự bao dung. Có như vậy, cấp dưới mới dám nghĩ, dám cống hiến, dám sáng tạo, dám bày tỏ và... Mạnh dạn đi theo người Lãnh đạo.

Khi nói về phân quyền, nhiều người sợ bị mất quyền. Vì vậy cần phải có phương pháp.Tuy vậy bên cạnh đó cũng có nhiều người không dám phân quyền vì sợ mất quyền lực. Vì vậy, từ việc lớn, việc nhỏ đều phải xin ý kiến, đều qua tay. Bên cạnh đó, những cơ hội tốt rất ít đến với cấp dưới.

Thực sự làm Lãnh đạo khó hay không thì tùy thuộc vào từng con người. Tuy nhiên, tôi cho rằng, với cái tâm sáng cộng với sự say mê, sáng tạo, ham học hỏi và tinh thần vì tổ chức, vì mọi người thì việc cũng không khó thực hiện. Nếu nắm rõ tinh thần "Thần thiêng tại bộ hạ" thì sẽ có được thành công.

Kỷ Yếu Ngày nhân sự Việt Nam - Vietnam HRDay
TS. Trịnh Ngọc Huy Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Nội vụ

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Bộ tài liệu quy trình quản lý hành chính nhân sự và hướng dẫn xây dựng phòng HR

Thân gửi anh chị và các bạn,

Những ai đang phải gánh vác nhiệm vụ xây dựng phòng hành chính nhân sự hẳn sẽ rất đau đầu và khó khăn nếu như chưa từng hoặc chưa có độ rộng nhất định trong công việc Nhân sự. Họ sẽ không biết bắt đầu từ đâu và như thế nào. Đây là một câu hỏi lớn. Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, cũng như từ thực tế kinh nghiệm bản thân, tôi nhận ra rằng: để có thể hoàn thành được nhiệm vụ đó, chúng ta sẽ phải đi dần từng bước.

buffechi Phải làm gì với nhiệm vụ xây dựng setup phòng Hành chính Nhân sự ?
Bước đầu tiên, đó là phải tìm hiểu xem phòng Hành chính nhân sự là phải làm gì, có những công việc nào ? Bạn nên đọc một số bài viết dưới đây:
- http://blognhansu.net/2010/10/31/cac-cong-viec-phong-nhan-su-se-phai-lam-phan-1-theo-cach-nhin-cua-thap-nhu-cau/
- http://blognhansu.net/2010/11/19/cac-cong-viec-phong-nhan-su-se-phai-lam-phan-2-theo-cach-nhin-cua-chuc-nang-phong-nhan-su/
- http://blognhansu.net/2010/11/20/cac-cong-viec-phong-nhan-su-se-phai-lam-phan-3-sieu-du-an-va-tao-dong-luc-motivation/
- http://blognhansu.net/2010/12/08/cac-cong-viec-phong-nhan-su-phai-lam-phan-4-thuyet-abcd-cua-paul-r-lawrence-va-nitin-nohria/
- http://blognhansu.net/2010/12/17/thuyet-nhan-tri-phap-tri-va-cac-cong-viec-phong-nhan-su-phai-lam-p5/
- http://blognhansu.net/2011/01/29/thuyet-phap-tri-trong-tao-dong-luc-motivation-va-cac-cong-viec-cua-nhan-su/
1. Họach định nguồn nhân lực
2. Tuyển dụng:
3. Đào tạo
4. Đánh giá thành tích CBNV
5. Quản trị tiền lương – tiền thưởng và chế độ chính sách, BHYT, BHXH.
6. Xử lý quan hệ lao động.
7. Hành chánh.
8. Văn thư lưu trữ.
9. Vệ sinh – An toàn – Bảo hộ lao động.
10. Tham mưu.
11. Quản lý bộ phận

Nếu anh chị muốn có hướng dẫn cụ thể để tiếp cận với nghề Nhân sự, anh chị có thể tham gia khóa học nghề nhân sự ở : www.daotaonhansu.net .

Sau khi tìm hiểu xong thì tiếp đến là chuẩn bị công cụ dụng cụ cho phòng: http://blognhansu.net/2012/01/20/thiet-lap-phong-to-chuc-hanh-chinh-nhan-su-cong-ty-nen-bat-dau-tu-dau/

1. Chuẩn bị về nhân sự và cơ sở vật chất:
- Nhân sự : theo như khảo sát thì một nhân sự hỗ trợ được cho từ 70 – 90 nhân viên trong công ty. Với công ty 300 người thì anh nên cần 3 – 4 chuyên viên nhân sự.
- Hành chính: cần ít nhất 1 lễ tân, 1 tạp vụ, 1 bảo vệ, 1 văn thư cho công ty 300
Như vậy về nhân sự, phòng nhân sự hành chính của anh cần 7 – 8 người.
2. Chuẩn bị về cơ cấu và sơ đồ chức năng phòng: Nên có 1 trưởng và 1 phó phòng. Còn lại phân theo chức năng từng người như: tuyển dụng, đào tạo, lương và bhxh, văn thư, lễ tân, bảo vệ, tạp vụ. Hoàn thiện chức năng, mô tả công việc phòng.
3. Chuẩn bị các mẫu văn bản về nhân sự như hợp đồng lao động chả hạn. Xem thêm tên các văn bản ở dưới.

Chuẩn bị xong các thứ thì chúng ta sẽ tiến hành các công việc : http://blognhansu.net/2014/10/04/cong-ty-4-nam-tuoi-quy-mo-nho-khoang-10-nguoi-thi-nhan-su-nen-lam-nhung-gi/

Đầu tiên nếu chưa có bất cứ cái gì về nhân sự thì chúng ta phải chuẩn hóa lại các công việc đáng ra phải làm từ đầu:
1. Lập sơ đồ cơ cấu tổ chức
2. Lập bảng lương
3. Xây dựng nội quy công ty
4. Xây dựng mô tả công việc
5. Xây dựng quy trình ký hợp đồng lao động và ký hợp đồng lao động.
6. Tập hợp đủ hồ sơ
7. Lập quy trình xin nghỉ phép
8. Đăng ký bảo hiểm xã hội (nếu công ty > 10 người. Theo anh thì nhỏ hơn vẫn nên đóng)
9. Xây dựng bảng theo dõi thông tin nhân sự (để biết thông tin như ai, làm gì, ở đâu, gia đình thế nào)
10. Xây dựng cơ chế trả lương và nâng lương (chính sách đãi ngộ).

Sau đó thì làm tiếp các công việc nhân sự của công ty 1 năm tuồi – tức bước vào năm 2:
Chúng ta cần duy trì các công việc của năm trước và
1. Hoàn thiện quy trình tuyển dụng và rà soát, tập hợp lại hồ sơ. Các giấy tờ cần có trong hồ sơ:
– Bản sao công chứng Bằng Đại học và các văn bằng khác cùng bảng điểm(*)
– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương
– 02 ảnh cá nhân mới nhất (3×4 cm), phía sau ghi rõ tên và ngày sinh
– 02 bản copy chứng minh nhân dân (*)
– Giấy khám sức khỏe bản chính (có xác nhận của bệnh viện cấp quận, huyện hoặc tương đương)
– Giấy khai sinh bản sao có công chứng
– Đơn xin việc viết tay
– Bản tự thuật cá nhân theo mẫu Dowload trên Website(mục Tuyển dụng)
2. Xây dựng quy trình xin nghỉ việc
3. Xây dựng chế độ phụ cấp, phúc lợi và khen thưởng.
4. Xây dựng quy chế chấm công
5. Set up phòng hành chính và các công việc hành chính:
+ Quản lý tài sản
+ Quản lý công văn đến và đi

Rồi đến tiếp, làm các công việc của năm 3: duy trì các công việc của năm trước và
1. Xây dựng quy trình đào tạo, hội nhập và thực tập.
2. Tiến hành xây dựng quy trình đánh giá mức độ hoàn thành công việc
3. Xây dựng quy trình và quy chế kỷ luật.
4. Xây dựng quy chế bổ nhiệm, tiến hành bổ nhiểm nhân viên.
5. Tiến hành mua máy chấm công và nâng cấp quy chế chấm công.
6. Tiếp tục setup thêm các công việc hành chính:
+ Quản lý văn phòng
+ Theo dõi chấm công
+ Theo dõi duy trì nội quy công ty.
+ Tổ chức các hoạt động sinh hoạt nội bộ công ty.

Cuối cùng là làm các công việc của năm 4: duy trì các công việc của năm trước và
1. Xây dựng lại hệ thống đánh giá hoàn thành công việc (KPI)
2. Xây dựng lại quy chế lương, nâng lương, phân bậc lương, thang ngạch bậc, quỹ lương:
3. Hoàn thiện quy chế bổ nhiệm, tiến hành bổ nhiểm nhân viên:
4. Xây dựng quy chế SO – chia sẻ cổ phần cho nhân viên.
5. Tiến hành truyền thông, đào tạo

Vậy đó, trên đây là toàn bộ các công việc và thứ tự các việc phải làm.

Tái bút, để mọi người rõ hơn các công việc phòng hành chính nhân sự phải làm, chúng ta có thể xem quy trình các công việc của nó để rõ hơn:

Tai lieu quan tri hanh chinh
Quy chế tổ chức phòng Hành Chính
6.4.1 Chuc nang nhiem vu Phong hanh chinh
6.4.2 MTCV va TCCV cua Truong phong HC
6.4.6 MTCV va TCCV cua nhan vien tiep tan
6.4.7 MTCV va TCCV To truong bao ve
6.4.8 MTCV va TCCV nhan vien bao ve
6.4.9 MTCV va TCCV nhan vien y te
6.4.10 MTCV va TCCV nhan vien lai xe

Quản trị tài sản
6.17.1 Quy dinh quan ly tai san
6.17.2 Chinh sach va nguyen tac quan ly tai san
6.17.3 Bien ban lap dat va nghiem thu tai san
6.17.4 Bien ban ban giao tai san trang thiet bi
6.17.5 Phieu yeu cau sua chua
6.17.6 Bien ban kiem tra tai san
6.17.7 Bien ban sua chua va nghiem thu tai san
6.17.8 Bang ke va bien ban ban giao tai san
6.17.9 Ke hoach kiem ke
6.17.10 Ma thiet bi
6.17.11 Phieu de xuat trang thiet bi van phong

HC – 01 – Quy dinh quan ly thu vien cong ty
HC – 01 – BM01 Ke hoach mua sach, tai lieu
HC – 01 – BM02 Bien ban ban giao sach, tai lieu
HC – 01 – BM03 Bao cao danh muc sach, tai lieu hang quy
HC – 01 – BM04 Danh sach uu tien su dung tai lieu
HC – 01 – BM05 Danh muc sach
HC – 01 – BM06 So theo doi cho muon sach
HC – 01 – BM07 Bien ban thu vien
HC – 01 – Quy dinh quan ly thu vien cong ty

HC – 03 – Quy dinh sua chua
HC – 03 – BM01 Phieu yeu cau sua chua
HC – 03 – BM02 So theo doi sua chua
HC – 03 – BM03 Bien ban nghiem thu
HC – 03 – Quy trinh sua chua

HC – 04 – Quy trinh bao tri, bao hanh
HC – 04 – BM01 Bang theo doi bao hanh
HC – 04 – BM02 Bao cao so luong may moc thiet bi hang thang
HC – 04 – BM03 Ke hoach bao tri
HC – 04 – BM04 Phuong an sua chua
HC – 04 – BM05 Bao cao dung cu bao tri hang thang

HC – 05- Quy dinh quan ly va to chuc cuoc hop
HC – 05 – BM01 Ke hoach to chuc cuoc hop
HC – 05 – BM02 Thu moi hop
HC – 05 – BM03 Bien ban cuoc hop
HC – 05 – BM04 So theo doi book phong hop
HC – 05 – Quy dinh quan ly va to chuc cuoc hop

HC – 06 – Quy dinh quan ly con dau
HC – 06 – BM01 So theo doi dong dau
HC – 06 – Quy dinh quan ly con dau

HC – 07 – Quy dinh tiep khach
HC – 07 – BM01 Phieu de nghi tiep khach
HC – 07 – BM02 Ke hoach tiep khach
HC – 07 – BM03 Bao cao tiep khach
HC – 07 – Quy dinh tiep khach

HC – 08 – Quy dinh quan ly may vi tinh, mang, internet
HC – 08 – BM01 Phieu dang ky tai khoan mang
HC – 08 – BM02 Phieu dang ky tai khoan web
HC – 08 – Quy dinh quan ly may vi tinh, mang, internet

HC – 09 – Quy dinh quan ly van ban den, van ban di
HC – 09 – BM01 So theo doi cong van den
HC – 09 – BM02 So theo doi cong van di
HC – 09 – BM03 So chuyen giao van ban
HC – 09 – BM04 Danh muc thong bao
HC – 09 – Quy dinh quan ly van ban den, van ban di

HC – 10 – Quy dinh quan ly van phong pham
HC – 10 – BM01 Bang tieu chuan van phong pham
HC – 10 – BM02 Bang dinh muc van phong pham
HC – 10 – BM03 Bang de nghi VPP hang thang
HC – 10 – BM04 Giay de nghi VPP
HC – 10 – BM05 So cap phat VPP
HC – 10 – Quy dinh quan ly van phong pham

HC – 11 – Quy dinh quan ly va su dung dien thoai
HC – 11 – BM01 Bien ban cap password dien thoai
HC – 11 – BM03 So theo doi dien thoai di dong, lien tich
HC – 11 – Quy dinh quan ly va su dung dien thoai

HC – 12 – Quy dinh che do cong tac phi
HC – 12 – BM01 Giay de nghi di cong tac
HC – 12 – BM02 Giay gioi thieu
HC – 12 – BM03 Ke hoach di cong tac
HC – 12 – BM04 Bang xac nhan cong tac
HC – 12 – BM05 Bao cao ket qua cong tac
HC – 12 – BM06 Bang thanh toan tien cong tac phi
HC – 12 – BM07 Bang ke phu cap luu tru o nuoc ngoai
HC – 12 – BM08 To trinh cong tac phi vuot khung hang
HC – 12 – Quy dinh che do cong tac, cong tac phi

HC – 13 – Quy dinh quan ly va su dung xe o to
HC – 13 – BM01 Giay de nghi su dung xe
HC – 13 – BM02 Phieu dieu dong xe
HC – 13 – BM03 Phieu xac nhan su dung xe
HC – 13 – BM04 Bao cao tinh hinh su dung nhien lieu hang tuan
HC – 13 – BM05 Ke hoach bao tri
HC – 13 – BM06 Bang ke thanh toan chi phi o to
HC – 13 – Quy dinh quan ly va su dung xe o to

HC – 14 – Quy dinh quan ly ho so
HC – 14 – BM01 Danh muc ho so
HC – 14 – BM02 Phieu de nghi muon ho so
HC – 14 – BM03 Bien ban giao nhan ho so
HC – 14 – BM04 So theo doi muon ho so
HC – 14 – BM05 Phieu de nghi huy ho so
HC – 14 – BM06 Bien ban huy ho so
HC – 14 – Quy dinh quan ly ho so

HC – 15 – Quy dinh quan ly tai lieu
HC – 15 – BM01 Phieu de nghi lam tai lieu
HC – 15 – BM02 Danh sach phan phoi tai lieu
HC – 15 – BM03 Danh sach tai lieu
HC – 15 – BM04 Phieu de nghi thay doi tai lieu
HC – 15 – BM05 Phieu de nghi ap dung tai lieu ben ngoai
HC – 15 – BM06 Bien ban ban giao tai lieu
HC – 15 – Quy dinh quan ly tai lieu

HC – 16 – Quy dinh soan thao van ban
HC – 16 – Huong dan bien soan tai lieu

HC – 17 – Quy trinh to chuc hoi nghi
HC – 17 – BM01 Giay de nghi to chuc cuoc hop
HC – 17 – BM02 Ke hoach to chuc hoi nghi
HC – 17 – BM03 Bang ke thanh toan chi phi hoi nghi
HC – 17 – Quy trinh to chuc hoi nghi

HC – 18 – Quy dinh quan ly bieu mau
HC – 18 – BM01 Danh muc bieu mau
HC – 18 – BM02 Bang dinh muc su dung bieu mau
HC – 18 – BM03 Trinh duyet photo bieu mau, so sach
HC – 18 – BM04 So phan phoi bieu mau, so sach
HC – 18 – Quy dinh quan ly bieu mau, so sach

HC – 19 – Quy trinh xu ly thong tin
HC – 19 – BM01 So ghi nhan va xu ly thong tin
HC – 19 – Quy trinh xu ly thong tin

HC – 20 – Quy dinh kiem soat nhan vien, khach ra vao cong
HC-20 Quy dinh kiem soat nhan vien, khach hang ra vao cong
HC-20-BM01 So theo doi khach ra vao cong
HC-20-BM02 So theo doi nhan vien ra vao cong
HC-20-BM03 So theo doi o to ra vao cong
HC-20-BM04 Bien ban vu viec

HC – 21 – Quy dinh quan ly tai san, hang hoa ra vao cong
HC – 21 – BM01 So theo doi hang hoa
HC – 21 – BM02 So theo doi tai san
HC – 21 – Quy dinh kiem soat tai san, hanghoa ra vao cong

Quan tri Nhan su cua cong ty
Quy chế tổ chức phòng nhân sự
- Quy chế tổ chức
- Mô tả công việc
- Mẫu báo cáo kế hoạch

NS – 01 – Quy trình tuyển dụng nhân sự
- NS – 01 – Quy trinh tuyen dung nhan vien
- NS – 01 – BM13 – Thong bao tuyen dung
- NS – 01 – BM12 – Bang danh gia ket qua phong van
- NS – 01 – BM11 – Thu moi phong van
- NS – 01 – BM10 – Danh sach cau hoi phong van
- NS – 01 – BM09 – Danh sach ung vien tham gia phong van
- NS – 01 – BM08 – Thong bao khong tuyen dung
- NS – 01 – BM07 – Danh sach ket qua lam bai kiem tra
- NS – 01 – BM06 – Ban tu khai ung vien
- NS – 01 – BM05 – Thu moi lam bai kiem tra
- NS – 01 – BM04 – Ke hoach tuyen dung nhan su cty
- NS – 01 – BM04 – Danh sach ung vien lam bai kiem tra
- NS – 01 – BM03 – Quyet dinh thanh lap hoi dong tuyen dung
- NS – 01 – BM02 – To trinh bo sung nhan su dot xuat
- NS – 01 – BM01 – Ke hoach tuyen dung don vi 6 thang
- Ke hoach tuyen dung quy 1 nam 2008 (run)

NS – 02 – Quy trình tuyển dụng nhân sự cao cấp
NS – 02 – Quy trinh tuyen dung nhan su cap cao

NS – 03 – Quy trình thử việc học việc
NS – 03 – BM01 – Quyet dinh tiep nhan nhan vien
NS – 03 – BM02 – Hop dong thu viec
NS – 03 – BM03 – Ke hoach chuan bi thu viec
NS – 03 – BM04 – Bien ban ban giao cong cu tai san
NS – 03 – BM05 – Chuong trinh thu viec
NS – 03 – BM06 – Bang danh gia ket qua thu viec
NS – 03 – BM07 – Hop dong lao dong
NS – 03 – Quy trinh thu viec, hoc viec

NS – 04 – Quy trình thực tập
NS – 04 – Quy trinh thuc tap
NS – 04 – BM07 – Bang danh gia ket qua thuc tap
NS – 04 – BM06 – Bang danh gia ket qua de tai thuc tap
NS – 04 – BM05 – Bang danh gia ket qua thuc tap hang thang
NS – 04 – BM04 – Bang cam ket thuc tap
NS – 04 – BM03 – Chuong trinh thuc tap
NS – 04 – BM02 – Quyet dinh tiep nhan thuc tap
NS – 04 – BM01 – Giay de nghi thuc tap

NS – 05 – Quy định quản lý quản trị viên tập sự
NS – 05 – Quy dinh quan tri vien tap su
NS – 05 – BM05 – Bang danh gia ket qua tap su
NS – 05 – BM04 – Ke hoach chi tiet tap su theo bo phan
NS – 05 – BM03 – Chuong trinh tap su
NS – 05 – BM02 – Ke hoach tuyen dung QTV tap su
NS – 05 – BM01 – Phieu xac dinh nhu cau quan tri vien tap su

NS – 06 – Quy trinh dao tao ben ngoai
NS- 06 – BM01 – Phieu xac dinh nhu cau dao tao nhan vien
NS- 06 – BM02 – Phieu xac dinh nhu cau dao tao tong hop
NS- 06 – BM03 – Bang tong hop nhu cau dao tao
NS- 06 – BM04 – Phieu yeu cau dao tao
NS- 06 – BM05 – Ke hoach dao tao
NS- 06 – BM06 – To trinh cu di dao tao
NS- 06 – BM07 – Bang cam ket dao tao
NS- 06 – BM08 – Quyet dinh cu di dao tao
NS- 06 – BM09 – Phieu danh gia khoa hoc
NS- 06 – BM10 – Ke hoach ung dung sau dao tao
NS- 06 – BM11 – Bao cao ket qua ung dung dao tao
NS- 06 – BM12 – Ho so dao tao
NS- 06 – BM13 – Bao cao tong hop dao tao hang thang
NS – 06 – Quy trinh dao tao ben ngoai

NS – 07 – Quy trình đào tạo nội bộ
NS- 07 – BM01 – Chuong trinh dao tao
NS- 07 – BM02 – Bien ban dao tao
NS – 07 – Quy trinh dao tao noi bo

NS – 08 – Quy trình đào tạo hội nhập
NS- 08 – BM01 – Chuong trinh dao tao theo chuc danh
NS- 08 – BM02 – Ke hoach dao tao noi quy
NS- 08 – BM03 – Ke hoach dao tao nghiep vu
NS- 08 – BM04 – Bien ban dao tao
NS – 08 – Quy trinh dao tao hoi nhap

NS – 09 – Quy trình nghỉ việc
NS -09 – BM07 – Quyet dinh nghi viec
NS- 09 – BM06 – Bien ban thanh ly nghi viec..
NS- 09 – BM05 – Phieu cam ket khi nghi viec.
NS- 09 – BM04 – Bien ban ban giao tai san, cong cu
NS- 09 – BM03 – Bien ban ban giao ho so, tai lieu
NS- 09 – BM02 – Bien ban ban giao cong viec
NS– 09 – Quy trinh nghi viec
NS- 09 – BM01 – Don xin nghi viec

NS – 10 – Quy trinh nghi phep, nghi viec rieng
NS – 10 – BM01 – Giay xin nghi phep
NS – 10 – BM02 – So theo doi nghi phep
NS – 10 – Quy trinh nghi phep, nghi viec rieng

NS – 11 – Quy che khen thuong
NS – 11 – BM01 – Phieu de nghi khen thuong
NS – 11 – BM02 – Quyet dinh xu ly khen thuong
NS – 11 – BM03 – So theo doi khen thuong
NS – 11 – Quy che khen thuong

NS – 12 – Quy chế kỷ luật
NS – 12 – BM01 – Bien ban vi pham
NS – 12 – BM02 – Ban tu kiem ca nhan
NS – 12 – BM03 – Bien ban hop xem xet ky luat
NS – 12 – BM04 – Quyet dinh xu ly ky luat
NS – 12 – BM05 – So theo doi ky luat
NS – 12 – Quy che ky luat

NS – 13 – Quy chế bổ nhiệm
NS – 13 – BM01 – Phieu thang chuc
NS – 13 – BM02 – Phieu de xuat bo nhiem can bo
NS – 13 – BM03 – Phieu danh gia can bo
NS – 13 – BM04 – Bang tu nhan xet cua can bo t
NS – 13 – BM05 – Phieu danh gia tin nhiem
NS – 13 – BM06 – Quyet dinh bo nhiem
NS – 13 – Quy che bo nhiem

NS – 14 – Quy trình đánh giá công việc
NS – 14 – BM01 – Bang tieu chuan danh gia cong viec
NS – 14 – BM02- Bang tong hop danh gia chi tieu
NS – 14 – BM03- Bien ban danh gia cong viec
NS – 14 – BM04- Bang tong hop vi pham noi quy, quy che
NS – 14 – BM05 -Bang tong hop diem tru nghiep vu, noi quy
NS – 14 – BM06 – Giay de nghi cong diem.
NS – 14 – BM07 – Bang tong hop danh gia cong viec
NS – 14 – Quy trinh danh gia cong viec nhan vien

NS – 15 – Quy chế lương
NS – 15 – BM01 – Giay de nghi tang luong
NS – 15 – BM02 – Danh sach tang luong dinh ky
NS – 15 – BM03 – Danh sach nhan vien chua duoc tang luong
NS – 15 – BM04 – Quyet dinh tang luong
NS – 15 – Quy che luong.

NS – 16 – Nội quy công ty
NS – 16 Noi quy lao dong cong ty

NS – 17 – Quy định tính toán và trả lương
1.17 – Quy dinh tinh va tra luong
NS – 17 – BM01 – Bang luong
NS – 17 – BM02 – Phieu luong
NS – 17Quy dinh tinh toan va tra luong

NS – 18 – Quy trình hoạch định nhân sự
NS – 18 – Quy trinh hoach dinh nhan su
NS – 18 – BM02 – Ke hoach nhan su tong hop hang nam
NS – 18 – BM01 – Ke hoach nhan su bo phan hang nam
NS – 18 – BM03 – Bang nang luc ky nang cot loi
NS – 18 – BM04 – Bang danh gia nang luc nhan vien
NS – 18 – BM05 – Bang ngan sach dao tao
NS – 18 Quy trinh hoach dinh nhan su

NS – 19 – Quy định quản lý giờ công lao động
NS – 19 – BM01 – Giay de nghi tang ca
NS – 19 – BM02 – Bang cham cong
NS – 19 – BM03 – Bang xac nhan thoi gian lam viec
NS – 19 – Quy dinh quan ly gio cong lao dong
NS – 19 Quy dinh quan ly gio cong lao dong

NS – 20 – Quy trình xử lý khiếu nại
NS – 20- BM02 – Giay bien nhan ho so khieu nai, to cao
NS – 20- BM04 – Bien ban hop xu ly khieu nai, to cao
NS – 20 – BM01 – Giay de nghi khieu nai, to cao
NS – 20 – BM02 – Giay bien nhan ho so khieu nai, to cao
NS – 20 – BM03 – So theo doi xu ly khieu nai, to cao
NS – 20 – BM04 – Bien ban hop xu ly khieu nai, to cao
NS – 20 – BM05 – Quyet dinh xu ly khieu nai
NS – 20 – Quy trinh xu ly khieu nai, to cao
NS – 20Quy trinh xu ly khieu nai to cao

Khi kéo chuột đến cuối đây, hẳn anh chị sẽ quan tâm đến câu hỏi: làm sao để có được các văn bản biểu mẫu ở trên. Thực ra thì tặng mọi người 1 – 2 bộ quy trình ở trên thì tôi rất sẵn lòng. Ví dụ như trong bài này chả hạn : http://blognhansu.net/2014/09/18/xay-dung-cac-quy-trinh-tai-lieu-bieu-mau-trong-quan-ly-nhan-su-cua-1-cong-ty-theo-iso-nhu-the-nao/ . Nhưng để tặng tất cả thì đúng là không nên. Hiện tôi có kêu gọi sự ủng hộ và giúp đỡ của mọi người để duy trì 1 loạt các công cụ miễn phí cho cộng đồng : http://www.kinhcan.net/hrform/Giai_phap_tai_lieu_nhan_su.htmhttp://blognhansu.net/tai-lieu-ve-nhan-su/ . Nếu như anh chị và các bạn muốn có đầy đủ các quy trình trên và các tài liệu khác phục vụ cho quá trình hoàn thành nhiệm vụ của mình, anh chị vui lòng click vào các link trên.

Còn nếu điều kiện chưa cho phép, anh chị có thể tìm các tài liệu này dưới dạng miễn phí ở www.kinhcan.net . Đây là công cụ tìm kiếm tôi xây dựng dành riêng cho cộng đồng Nhân sự. Khi tìm kiếm ở đây, anh chị sẽ thấy kết quả tập trung hơn so với Google.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp được anh chị ít nhiều.